Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi): Phân quyền địa phương kiểm duyệt phim là không hợp lý

NGUYỄN QUANG ĐỒNG, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS) 31/10/2021 04:20

Dự thảo Luật điện ảnh sửa đổi đã đề xuất phân cấp việc thẩm định và phân loại phim về cho địa phương chứ không còn "độc quyền" cho các hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim nữa.

Dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi (dưới đây gọi tắt là Dự thảo) tiếp tục được bàn thảo trong kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV lần này. Trong lần bàn thảo này, vấn đề thẩm định, cấp phép phổ biến phim đang được chú ý không chỉ bởi Quốc hội đang xem xét dự thảo mà còn bởi những ồn ào về việc cấm phổ biến một bộ phim gần đây.

Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) gồm 8 chương, 50 điều dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 3 vào tháng 5/2022, với kỳ vọng giúp ngành điện ảnh có bước phát triển, hội nhập mới.

Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) gồm 8 chương, 50 điều dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 3 vào tháng 5/2022, với kỳ vọng giúp ngành điện ảnh có bước phát triển, hội nhập mới.

Theo quy định mới nhất của Dự thảo, phim chiếu trên mạng sẽ chuyển sang hậu kiểm, còn lại chỉ tiền kiểm phim chiếu trên truyền hình và phim chiếu rạp.

Ngoài ra, theo Điều 32 của Dự thảo, không chỉ Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch có quyền thẩm định, phân loại, cấp phép phổ biến phim như hiện nay mà phân cấp về cho địa phương.

Theo đó, việc cấp phép phổ biến phim sẽ có thêm các hội đồng thẩm định và phân loại phim của tỉnh do chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập và hội đồng của cơ quan báo chí do cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình thành lập; thành phần của hội đồng có ít nhất 2/3 thành viên là các nhà chuyên môn điện ảnh.

Hội đồng thẩm định và phân loại phim có trách nhiệm tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền trước khi cấp giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng.

Theo Điều 33 của Dự thảo, việc phân loại phim ngoài phân loại theo độ tuổi thì còn có phân loại "phim không được phép phổ biến". Tiêu chí phân loại phim theo độ tuổi do bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch quy định.

Tuy nhiên, việc phân quyền về cho địa phương là không hợp lý vì nhiều lý do như phim phổ biến cả nước nhưng lại do một địa phương thẩm định.

Trong khi đó, phân định phim là công việc mang tính chuyên môn cao, năng lực ngành văn hóa ở các địa phương liệu có đủ đáp ứng yêu cầu. Thêm vào đó, phim chiếu rạp vẫn chịu "thiệt thòi" so với phim chiếu mạng (không phải tiền kiểm) hay truyền hình, trong khi cả ba hình thức chiếu đều có tác động xã hội như nhau.

Trong bối cảnh bùng nổ nội dung số, trong đó có phim ảnh, việc phân loại phim nên là một dịch vụ chuyên nghiệp và do tư nhân thực hiện. Điều đó giúp "giảm tải" khối lượng công việc của cơ quan nhà nước.

công nghiệp điện ảnh hiện nay đã chuyển đổi hoàn toàn sang công nghệ kỹ thuật số.

Công nghiệp điện ảnh hiện nay đã chuyển đổi hoàn toàn sang công nghệ kỹ thuật số.

Vai trò mới của cơ quan nhà nước là vai trò kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ phân loại của tổ chức tư nhân. Nên hiểu hậu kiểm ở đây là Nhà nước không cấp phép việc chiếu phim (tức là tiền kiểm); mà cấp giấy phép kinh doanh cho một tổ chức đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ phim.

Phân loại phim vẫn là một ngành kinh doanh có điều kiện. Do đó, Nhà nước vẫn đảm bảo Nhà nước kiểm soát được. Cụ thể, tổ chức cung cấp dịch vụ phân loại nếu "phân loại sai", để lọt những nội dung bị cấm, thì Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch có quyền rút giấy phép kinh doanh của tổ chức đó.

Cùng với đó, về vai trò của Hội đồng Thẩm định phim quốc gia, tôi cho rằng hội đồng này là hội đồng chuyên môn độc lập, do Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch thành lập, xử lý các tranh chấp, khiếu nại hành chính liên quan đến chuyên môn phân loại phim.

Luật điện ảnh đang được mong đợi "cởi trói" nhiều hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ điện ảnh, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ số và chuyển đổi số đang mang lại cú hích lớn cho ngành này.

Các doanh nghiệp, giới làm nghệ thuật cũng như chuyên gia đều trông chờ tư duy đột phá hơn của những nhà làm luật nhằm đón bắt cơ hội đưa ngành điện ảnh phát triển. Và để làm được điều này, thì việc sửa đổi các quy định trên là điều quan trọng đầu tiên phải làm.

Có thể bạn quan tâm

  • Luật Điện ảnh (sửa đổi): Điện ảnh cần có không gian sáng tạo

    13:22, 23/10/2021

  • Sửa đổi Luật Điện ảnh: Các chính sách hỗ trợ phát triển điện ảnh cần được lượng hóa cụ thể

    11:05, 23/10/2021

  • Hôm nay, Quốc hội họp về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi)

    05:00, 23/10/2021

  • Dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi: Băn khoăn quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh

    04:20, 21/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi): Phân quyền địa phương kiểm duyệt phim là không hợp lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO