Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Cần tôn trọng quyền có việc làm và làm thêm của người lao động

Diendandoanhnghiep.vn Khẳng định thị trường lao động hoạt động theo nguyên tắc thoả thuận, Chủ tịch VCCI khẳng định, cần phải tôn trọng quyền có việc làm của người lao động và quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghị Người sử dụng lao động quốc gia năm 2019: Đóng góp ý kiến Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), TS.Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định, tư duy làm Luật phải đảm bảo tôn trọng quyền có việc làm và làm thêm của người lao động. Đồng thời, tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng sự thoả thuận tự nguyện của lao động và người sử dụng lao động trong thị trường lao động.

Hội nghị Người sử dụng lao động quốc gia năm 2019: Đóng góp ý kiến Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) đang được tổ chức tại Hà Nội,

Hội nghị Người sử dụng lao động quốc gia năm 2019: Đóng góp ý kiến Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) tổ chức tại Hà Nội,

Doanh nghiệp không tuyển được lao động

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) nhiều lần kiến nghị, doanh nghiệp thuỷ sản hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nguồn tài nguyên khai thác từ ngư dân, có tính mùa vụ và sản phẩm về nhà máy là phải chế biến ngay, do đó không thể tháng nào cũng như tháng nào mà áp trần giờ làm việc bình thường 44 giờ/tuần, rồi áp khung giờ làm thêm không quá 40 giờ/tuần và không quá 400 giờ/năm, như vậy là doanh nghiệp Việt chịu “một cổ ba tròng”.

Trong khi đó, ngay tại các nước phát triển như Singapore chỉ quy định trần giờ làm thêm theo tháng, Hàn Quốc cũng chỉ quy định theo tuần thôi… Như vậy, những quy định này ở Việt Nam không khác gì “khoá chân” doanh nghiệp. 

Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, TS Vũ Tiến Lộc đồng tình cho rằng, những lĩnh vực như thuỷ sản, chế biến nông sản có tính mùa vụ không thể để nông sản, thuỷ sản “chờ” thời gian làm việc bình thường để làm, bắt buộc phải chế biến ngay. Trong khi đó, thực tiễn doanh nghiệp đều trưng biển tuyển lao động nhưng không được. 

TS.Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định

TS.Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định doanh nghiệp rất khó khăn trong tuyển dụng thêm lao động.

“Doanh nghiệp Nhật bản còn phàn nàn không tuyển được lao động thì doanh nghiệp nào tuyển được. Cùng với đó, chi phí làm thêm giờ thì cao hơn lao động bình thường nên khi doanh nghiệp không thể tuyển lao động, lại vẫn phải thu mua nông sản cho người dân nên bắt buộc phải tăng giờ làm”, TS Vũ Tiến Lộc cho biết.

Theo Chủ tịch VCCI, người lao động cũng muốn tăng giờ làm thêm và sẵn sàng làm thêm. Nhưng nếu áp quy định tại Dự luật như hiện nay, thì với thực tế này, doanh nghiệp Việt sẽ đối mặt vi phạm quy định và các đối tác huỷ hợp đồng. Những câu chuyện này là từ thực tế, từ đó đặt ra những vấn đề pháp luật.

Không thể vì "một người đau mà bắt cả làng uống thuốc"

TS Vũ Tiến Lộc cho biết, một số ít doanh nghiệp có lợi dụng việc tăng giờ làm thêm, nhưng đây là số rất ít. Vì vậy, Chủ tịch VCCI khẳng định: “Không thể vì một người đau mà bắt cả làng uống thuốc”, do đó, không thể vì một số nhỏ doanh nghiệp lợi dụng mà bó buộc tất cả các doanh nghiệp.

Khẳng định không phải là quan điểm riêng của VCCI hay doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI cho rằng mọi nền kinh tế thì quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động là thống nhất với nhau. 

“Cần phải tôn trọng quyền có việc làm của người lao động và quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng sự thoả thuận tự nguyện của lao động và người sử dụng lao động trong thị trường lao động”, TS Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Đặc biệt, ông Lộc cho biết, 80% doanh nghiệp không tuyển được lao động có trình độ cao từ quản lý trở lên, do đó, sửa đổi Luật phải căn cứ theo cơ cấu kinh tế, cơ cấu doanh nghiệp, phải phù hợp với tình hình hiện tại.

Hội

Hội nghị Người sử dụng lao động quốc gia năm 2019: Đóng góp ý kiến Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) sẽ là cuộc tham vấn cuối về Dự Luật này trước khi trình Quốc hội.

“Chúng ta không thể "nhảy cóc" lên nền sản xuất công nghệ cao. Do đó, sửa đổi Luật Lao động phải lắng nghe hơi thở nền kinh tế, phải đứng trên đôi chân ở trên mặt đất, không thể trên trời, không thể là kỳ vọng”, TS Vũ Tiến Lộc cho biết. 

Chủ tịch VCCI cho biết, cộng đồng doanh nghiệp quan ngại với những văn bản được đưa ra trước đó khi đứng quá nhiều về phía người lao động. 

“Nếu giảm giờ làm thì thu nhập của người lao động sẽ giảm đi. Tiền lương giảm đi thì người lao động vẫn buộc phải làm thêm những công việc khác, đó là nhu cầu chính đáng và họ vẫn có sức khoẻ, có thời gian”, TS Vũ Tiến Lộc nhận định. Đồng thời cho biết cần rất cân nhắc quy định này.

Chủ tịch VCCI cũng cho biết, đặc biệt lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đang làm việc rất say mê, không quản ngày đêm.

“Do đó, giờ làm thêm với quy định mức trần bó buộc như hiện nay gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp, cần cân nhắc, doanh nghiệp kiến nghị tăng thêm 100 giờ làm thêm/năm so với quy định hiện nay”, TS Vũ Tiến Lộc nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Cần tôn trọng quyền có việc làm và làm thêm của người lao động tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713938311 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713938311 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10