Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) bị đánh giá... "tư duy làm luật phi thị trường"

Diendandoanhnghiep.vn Chuyên gia đánh giá, quy định tại dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) đang can thiệp quá sâu, quá thô bạo, quá chi tiết vào quan hệ lao động, tư duy này không có tính thị trường.

Theo bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong các quy định mới của Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), một số quy định nếu được áp dụng sẽ tác động không nhỏ tới nền kinh tế nói chung cũng như lợi ích của người lao động và doanh nghiệp nói riêng.

Dự thảo Luật Lao động quy định trần giờ làm thêm mức 300 giờ/năm.

Dự thảo Luật Lao động quy định trần giờ làm thêm mức 300 giờ/năm.

Tác động bất lợi tới doanh nghiệp và lao động

Trong đó, đặc biệt là đề xuất quy định về vấn đề trần giờ làm thêm. Theo đó, Bộ Luật Lao động hiện hành đang quy định tổng số giờ làm thêm tối đa trong năm của Việt Nam bị hạn chế ở mức 200 giờ/năm.

“Mức này thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia đang cạnh tranh lao động với Việt Nam và chưa phù hợp với những ngành nghề sản xuất trực tiếp, do đó hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”, bà Lan Anh cho biết.

Bên cạnh đó, do năng suất lao động của người lao động Việt Nam còn thấp, tỷ trọng các ngành nghề thâm dụng lao động có giá trị gia tăng thấp vẫn còn lớn nên nhu cầu mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ là nhu cầu thực tế, để góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Do đó, các doanh nghiệp đề xuất kéo dài trần giờ làm thêm lên mức 500 giờ/năm. Một số ngành nghề, công việc đặc biệt nâng lên mức 600 giờ/năm.

Cùng quan điểm, TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng việc điều chỉnh tăng giờ làm thêm là cần thiết để phù hợp với ngành nghề lao động, quan hệ lao động, chứ không phải chỉ tăng năng suất lao động, giảm giờ làm.

Tư duy làm luật lạc hậu 

Trong khi đó, TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của chương trình Giảng dạy kinh tế Fullbright thẳng thắn nhận định, dự thảo Bộ luật Lao động còn giữ “tư duy tương đối bảo thủ, lạc hậu, là bước lùi so với Bộ luật năm 2012”.

Ông Vũ Thành Tự Anh cho rằng, các nhà soạn luật đã rơi vào một cách nhìn nhận phiến diện và lạc hậu, đó là nhìn nhận mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là mối quan hệ xung đột. 

Theo đó, nhà soạn luật phải nhìn từ góc độ tổng thể của nền kinh tế. Một bộ luật ra đời có giúp tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế không, có tạo thị trường hiệu quả không, có tạo được động lực cho người lao động không, chứ đừng nói tới mâu thuẫn đối kháng, có tính một mất một còn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động.

“Thị trường lao động là một trong những nhân tố đầu vào cơ bản của mọi nền kinh tế nhưng với bộ luật này, ta đang can thiệp quá sâu, quá thô bạo, quá chi tiết vào quan hệ lao động. Tư duy này không có tính thị trường, thậm chí đi ngược lại chủ trương so với Luật Lao động 2012”, ông Tự Anh nói.

Theo ông, đối với kinh tế thị trường, nguyên tắc vàng là nhà nước chỉ can thiệp khi có thất bại của thị trường. Tuy nhiên dường như nhà soạn luật lại đứng ở góc độ nhà nước phụ mẫu, sợ người lao động làm quá nhiều mà bị kiệt sức, sợ giới chủ bóc lột lao đông… 

Nhìn rộng hơn, ông Tự Anh chỉ ra nền kinh tế của Việt Nam hiện vẫn đang phụ thuộc vào lợi thế lao động giá rẻ, quy mô lớn.

Nếu dự thảo Bộ luật Lao động được thông qua, Việt Nam không thể toàn dụng lao động được. Việc giới hạn thời gian làm thêm, tiền lương… sẽ khiến Việt Nam thiểu dụng lao động và tạo ra thất nghiệp có tính cơ cấu”, TS Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh. 

Chưa kể là các hiệu ứng ngược mà các quy định gây nên. Ví dụ như việc quy định tính tiền lương lũy tiến sẽ tạo ra khả năng người lao động làm kém năng suất trong các giờ đầu để chờ các giờ sau có lương cao hơn.

TS Vũ Thành Tự Anh cũng phân tích, các quy định trong dự luật sẽ làm tăng chi phí tuân thủ và cưỡng chế tuân thủ. Có nhiều quy định không phù hợp với việc kinh doanh và người chủ lao động sẽ tìm cách lách luật. Việc lách luật sẽ tạo ra chi phí và ở bình diện toàn nền kinh tế, chi phí đó là sự lãng phí.

Cả hai điều trên đều dẫn đến một hệ quả là Việt Nam ngày càng mất đi lợi thế cạnh tranh so với các nước.

“Thị trường lao động phải linh hoạt, nghĩa là nó tạo ra không gian để cho người sử dụng lao động có thể sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất. Ví dụ ta đang sống thời đại hội nhập, nhiều người phải làm việc ban đêm. Lúc đấy họ sẽ nói đó là làm việc ngoài giờ. Khi đó ta tính lương ngoài giờ thì có cạnh tranh được không? Vì sao nhà nước lại lo người lao động kiệt sức, trong khi họ có thể nghỉ ngơi ban ngày. Một bộ luật quá lạc hậu tư duy, không đi kịp nền kinh tế như vậy tôi cam đoan chỉ vài năm sau lại sửa tiếp”, ông Tự Anh bình luận.

Cùng quan điểm, TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định, cách tư duy ở dự thảo Bộ luật Lao động đang làm cho môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi. Vì môi trường kinh doanh chỉ có 2 điểm là chi phí thấp và rủi ro thấp.

“Ta làm bộ luật này tạo chi phí cao, rủi ro cao mà người hưởng lợi nhiều nhất là thanh tra lao động, vì kiểu gì doanh nghiệp cũng vi phạm và thanh tra lao động phát hiện ra ngay”, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) bị đánh giá... "tư duy làm luật phi thị trường" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715088073 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715088073 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10