Dự thảo Luật lao động (sửa đổi): Quy định về thời hạn của Giấy phép lao động làm khó doanh nghiệp

Huyền Trang - Thy Hằng 09/08/2019 06:00

Bà Đào Thị Thu Huyền, Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định, quy định về thời hạn của Giấy phép lao động khiến doanh nghiệp mất thời gian, chi phí.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Luật Lao động sửa đổi "khoá chân" doanh nghiệp

    18:14, 08/08/2019

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ IV - Nhiều “băn khoăn” về tổ chức đại diện người lao động

    11:30, 28/05/2019

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ III - Doanh nghiệp phải “chaỵ theo” lao động

    15:00, 26/05/2019

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ II - Tăng tuổi hưu cần "điểm danh" từng ngành nghề

    06:40, 25/05/2019

Theo đó, Dự thảo quy định: “Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm; trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.”

Nếu theo quy định của Dự thảo Luật, thời hạn tối đa mà người nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam là 4 năm. Nếu trong 4 năm đó, người lao động Việt Nam vẫn không thể đảm nhận được công việc thì người lao động nước ngoài sẽ phải quay về nước, sau đó xin cấp giấy phép lao động mới và quay lại Việt Nam.

Từ góc nhìn doanh nghiệp, bà Đào Thị Thu Huyền, Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng, quy định này sẽ làm khó doanh nghiệp.

“Việc này gây mất thời gian, công sức và chi phí cho người lao động và doanh nghiệp. Đồng thời, trong khoảng thời gian đó, doanh nghiệp không có người vận hành nên không thể hoạt động được, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và kinh doanh”, bà Huyền nhấn mạnh.

bà Đào Thị Thu Huyền, Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản.

Bà Đào Thị Thu Huyền, Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản.

Theo đó, bà Huyền cho rằng, các quy định Luật hiện nay về điều kiện xin giấy phép lao động cho người nước ngoài cũng đã rất chặt chẽ, không phải lao động nước ngoài nào cũng đủ điều kiện để xin giấy phép lao động, mà chỉ có các chuyên gia và các lao động kỹ thuật cao.

“Do đó, quy định như Dự thảo Bộ Luật sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn, làm hạn chế về môi trường đầu tư của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài”, bà Huyền nhìn nhận.

Từ đó, bà Huyền kiến nghị giữ nguyên quy định như Luật hiện hành, không hạn chế số lần gia hạn Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài như trong Dự thảo Bộ Luật. "Đồng thời nâng thời hạn cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài từ hai năm lên ba năm”, bà Huyền đề xuất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự thảo Luật lao động (sửa đổi): Quy định về thời hạn của Giấy phép lao động làm khó doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO