Dự thảo Thông tư hướng dẫn về thuế tài nguyên tạo cơ hội cho tiêu cực và nhũng nhiễu

Diendandoanhnghiep.vn VCCI khẳng định với cách tiếp cận Dự thảo Thông tư hướng dẫn về thuế tài nguyên rất thiếu minh bạch và gây khó khăn cho quá trình áp dụng.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản lời Công văn số 3383/BTC-TCT của Bộ Tài chính ngày 23/03/2020 về việc đề nghị góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên.

 VCCI cho rằng thuế tài nguyên chỉ nên đánh trên hoạt động khai thác chứ không nên đánh trên các hoạt động sau khai thác.

VCCI cho rằng thuế tài nguyên chỉ nên đánh trên hoạt động khai thác chứ không nên đánh trên các hoạt động sau khai thác.

Điều 4.5 của Nghị định 12/2015/NĐ-CP sửa đổi Điều 4.5.c của Nghị định 50/2010/NĐ-CP giao Bộ Tài chính hướng dẫn chi phí sản xuất, chế biến được trừ khi xác định giá tính thuế tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra.

Điều 6.3 của Dự thảo đã hướng dẫn quy định này theo hướng cho phép trừ các chi phí của công đoạn sản xuất, chế biến khoáng sản như chi phí quản lý sản xuất, chi phí nhân công, nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng liên quan trực tiếp đến cộng đoạn sản xuất, chế biến tài nguyên thành sản phẩm khác, nhưng không bao gồm chi phí ở khâu khai thác, sàng, tuyển, làm giàu hàm lượng.

Dự thảo đang tiếp cận theo hướng, nếu các hoạt động tác động đến tài nguyên sau khai thác mà biến tài nguyên thành sản phẩm khác thì được trừ chi phí, nhưng nếu chưa thành sản phẩm khác thì không được trừ chi phí. Đối với trường hợp được trừ chi phí thì cũng chỉ được trừ các chi phí sản xuất, chế biến mà không được trừ các chi phí sàng, tuyển, làm giàu.

Việc quản lý thuế theo các tiêu chí “thành sản phẩm khác” hay “chưa thành sản phẩm khác” hay dựa trên các hoạt động như “sàng”, “tuyển”, “phân loại”, “làm giàu hàm lượng”, “chế biến”, “sản xuất”… rất thiếu minh bạch vì không có tiêu chí khách quan để xác định. Quy định như vậy tạo cơ hội cho nhũng nhiễu tiêu cực và gây khó khăn cho quá trình áp dụng.

Việc phân loại như vậy cũng không cần thiết do bản chất của thuế tài nguyên là khoản thu của Nhà nước khi chuyển quyền sở hữu tài nguyên từ chế độ sở hữu toàn dân (theo Điều 53 Hiến pháp) sang chế độ sở hữu khác (ví dụ như sở hữu tư nhân).

Việc chuyển sở hữu như vậy chỉ phát sinh từ hoạt động khai thác tài nguyên, chứ không phát sinh trong các hoạt động làm gia tăng giá trị tài nguyên sau khai thác như sàng, tuyển, làm giàu, chế biến…

Do đó, VCCI cho rằng thuế tài nguyên chỉ nên đánh trên hoạt động khai thác chứ không nên đánh trên các hoạt động sau khai thác.

Cũng theo VCCI cách xác định giá tính thuế bao gồm các chi phí sau khai thác cũng không hợp lý vì nó khiến các doanh nghiệp chuyển hoạt động sàng, tuyển, phân loại, làm giàu hàm lượng… ra nước ngoài để né thuế. Nếu doanh nghiệp thực hiện các hoạt động này ở Việt Nam thì sẽ làm cho giá tính thuế của sản phẩm cao hơn và doanh nghiệp sẽ phải nộp nhiều thuế tài nguyên hơn.

Còn nếu doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản thô ra nước ngoài rồi mới thực hiện việc sàng tuyển, phân loại, làm giàu hàm lượng thì phần giá trị gia tăng này sẽ không chịu thuế tài nguyên. Vô hình chung, chính sách thuế như vậy chính là một phần nguyên nhân khiến cho các ngành công nghiệp làm gia tăng giá trị tài nguyên sau khai thác không phát triển được tại Việt Nam.

Dẫn chứng cụ thể, VCCI lấy ví dụ như sau: Giả sử có một lượng tài nguyên khai thác lên có giá bán 2 tỷ đồng. Hoạt động sàng tuyển, phân loại, làm giàu sẽ làm tăng giá trị lượng tài nguyên đó lên thành 3 tỷ đồng. Thuế suất thuế tài nguyên tương ứng là 20%.

Nếu doanh nghiệp thực hiện việc sàng tuyển, phân loại, làm giàu tại Việt Nam (mà chưa thành sản phẩm khác) thì doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế tài nguyên là: 3 tỷ đồng x 20% = 600 triệu đồng.

Nếu doanh nghiệp thực hiện việc sàng tuyển, phân loại, làm giàu tại nước ngoài thì số tiền thuế tài nguyên phải đóng là: 2 tỷ đồng x 20% = 400 triệu đồng.

Kết quả là, doanh nghiệp càng thực hiện việc sàng tuyển, phân loại, làm giàu hàm lượng tại Việt Nam thì càng phải mất nhiều tiền thuế hơn so với thực hiện các công đoạn này ở nước ngoài.

Với những lý do đó, VCCI đề nghị Cơ quan soạn thảo quy định theo hướng: Giá tính thuế là giá bán tài nguyên trừ đi tất cả các chi phí sản xuất, chế biến, làm giàu, phân loại, sàng tuyển (nhưng không bao gồm chi phí khai thác).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Thông tư hướng dẫn về thuế tài nguyên tạo cơ hội cho tiêu cực và nhũng nhiễu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714365765 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714365765 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10