Dự thảo Thông tư "Made in Vietnam": Có nhiều điểm "sao chép" Nghị định 31/2018?

Diendandoanhnghiep.vn Đây là một trong những góp ý của Bộ Tư pháp gửi Bộ Công Thương về Dự thảo Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam.

Bộ Tư pháp vừa có Công văn số 5632/BCT-XNK trả lời Bộ Công Thương về việc tham gia ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam.

Không nên ban hành dưới hình thức Thông tư của Bộ trưởng

Bộ Tư pháp cho rằng việc ban hành quy định cụ thể về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam là cần thiết nhằm bảo vệ thương hiệu hàng hóa của Việt Nam, hạn chế gian lận, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta.

Tuy nhiên, liên quan đến hình thức của văn bản quy phạm pháp luật là Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp cho rằng nội dung dự thảo Thông tư có chứa đựng những quy định về yêu cầu, tiêu chí để sản phẩm, hàng hóa được xác định là hàng hóa của Việt Nam, tức là chứa đựng những quy định về điều kiện mà theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì không thể ban hành dưới hình thức Thông tư của Bộ trưởng.

“Với nội dung như vậy cần ban hành dưới hình thức Nghị định của Chính phủ”, Bộ Tư pháp nhấn mạnh quan điểm.

Trong văn bản này, Bộ Tư pháp khẳng định, quy định tại khoản 1 Điều 14 Dự thảo Thông tư chưa rõ ràng.

Nếu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên thị trường Việt Nam có quyền không thể hiện nội dung hàng hóa của Việt Nam thì có nghĩa là tổ chức, cá nhân này được thể hiện là hàng hóa của nước khác?”, Bộ Tư pháp đặt câu hỏi.

Ngoài ra, trong văn bản góp ý của mình, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát dự thảo Thông tư với các cam kết quốc tế có liên quan của Việt Nam để đảm bảo phù hợp với những tiêu chuẩn chung về quy tắc xuất xứ được các quốc gia thừa nhận như tại Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Cơ quan chủ trì soạn thảo cần giải trình về mối quan hệ của dự thảo Thông tư với các thông tư quy định về quy tắc xuất xứ để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát dự thảo Thông tư với các cam kết quốc tế có liên quan của Việt Nam để đảm bảo phù hợp với những tiêu chuẩn chung về quy tắc xuất xứ được các quốc gia thừa nhận như tại Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT).

Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát dự thảo Thông tư với các cam kết quốc tế có liên quan của Việt Nam để đảm bảo phù hợp với những tiêu chuẩn chung về quy tắc xuất xứ được các quốc gia thừa nhận như tại Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT).

Đề nghị Ban soạn thảo không "sao chép" Nghị định 31

Bên cạnh đó, Bộ Tư Pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo không quy định lại các nội dung đã được thể hiện tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP mà cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn để bảo đảm yêu cầu của khoản 2 Điều 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Các khoản 1, 2, 3, 4,7, 9 Điều 3 dự thảo Thông tư giải thích lại các từ ngữ đã được quy định tại các khoản 11, 12, 13, 14, 9, 15 Điều 3 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP”, Bộ Tư pháp nói.

Điều 8 dự thảo Thông tư về cơ bản giữ nội dung quy định lại Điều 7 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, chỉ sửa đổi kỹ thuật theo hướng thay thế cụm từ “nước”, “nhóm nước”, “vùng lãnh thổ” thành cụm từ “Việt Nam”.

Thay vì thế, Bộ Tư pháp cho rằng cơ quan chủ trì soạn thảo nên làm rõ hơn về các trường hợp được liệt kê tại Điều này.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp cho rằng, các điều 10, 11, 12, 13 dự thảo Thông tư quy định lại các điều 9, 10, 11, 12 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, trong khi cơ quan chủ trì soạn thảo chưa hướng dẫn được như thế nào là “lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm” tại khoản 6 Điều 10 dự thảo Thông tư và mối quan hệ của khoản 6 này với Điều 9 dự thảo Thông tư.

Bên cạnh đó, Điều 10 dự thảo Thông tư khi quy định về các công đoạn gia công, chế biến đơn giản lại không có nội dung nêu tại khoản 7 Điều 9 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP về việc “Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này”, Bộ Tư pháp lập luận.

Khoản 8 Điều 3 dự thảo Thông tư định nghĩa "Hàm lượng giá trị gia tăng là... sau khi trừ đi trị giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu hoặc trị giá nguyên liệu đầu vào không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất ra hàng hóa". Trong khi đó, khoản 3 Điều 9 dự thảo Thông tư lại sử dụng thuật ngữ "Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam".

Do đó, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát dự thảo Thông tư để đảm bảo sự thống nhất trong cách sử dụng thuật ngữ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Thông tư "Made in Vietnam": Có nhiều điểm "sao chép" Nghị định 31/2018? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713483943 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713483943 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10