Dù tiêu chẳng hết nhưng các tỷ phú vẫn làm việc không ngừng: Rốt cuộc có bao nhiêu mới là đủ?

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị 24/01/2021 02:00

Tiền không mua được hạnh phúc, dẫu vậy tất cả mọi người đều muốn có nhiều tiền hơn.

Vì sao những người có hàng chục triệu đô la không nghỉ hưu hoặc làm điều gì đó mà họ yêu thích, như chèo thuyền vòng quanh thế giới? 

Khi biết một nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức lương trên 75.000 đô la không thể làm tăng mức độ hạnh phúc, có thể bạn sẽ nghĩ khác. 

Nghiên cứu được nhắc tới này thực hiện vào năm 2010 bởi Daniel Kahneman và Angus Deaton của Đại học Princeton.

Nghiên cứu về Hạnh phúc

Nghiên cứu đã khảo sát hơn 450.000 người ở Hoa Kỳ từ mọi nguồn gốc, thu nhập và sắc tộc khác nhau và chủ yếu tập trung vào mức độ hạnh phúc về cảm xúc của mỗi người tham gia. Họ thực sự chia hạnh phúc thành hai loại, một loại là hạnh phúc trong suốt cuộc sống hàng ngày và một loại khác là thông qua những yếu tố bên ngoài như thành công, địa vị, sức ảnh hưởng. 

Các nhà nghiên cứu tìm thấy mối tương quan chặt chẽ giữa hạnh phúc ngắn hạn và thu nhập ở khoảng 75.000 đô la, tại thời điểm đó, có vẻ như mối liên kết dần tan biến. Điều này dẫn họ đến kết luận rằng những người kiếm được từ 75.000 đô la trở lên sẽ không tìm kiếm hạnh phúc bằng cách tăng thu nhập hơn nữa. 

Tuy nhiên, có mối tương quan giữa số tiền kiếm được và cách đánh giá cuộc sống của một cá nhân về lâu dài.

Dù tiêu chẳng hết nhưng các tỷ phú vẫn làm việc không ngừng: Rốt cuộc có bao nhiêu mới là đủ? - Ảnh 1.

Nhiều người có thể nói rằng có những yếu tố khác có thể tác động đến hạnh phúc về mặt cảm xúc hàng ngày, chẳng hạn như rối loạn tâm thần hoặc các vấn đề về mối quan hệ hoặc các vấn đề khác. Nghiên cứu thừa nhận rằng có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của mỗi cá nhân, nhưng nhìn chung về cơ bản, những phát hiện của họ đúng ở một góc độ nào đó. 

Hạnh phúc đến từ cảm giác sở hữu

Thực ra, tiền không khiến bạn hạnh phúc sau một thời điểm nhất định vì sau thời điểm đó, hầu hết mọi người chọn cách mua những mặt hàng xa xỉ hơn là trải nghiệm. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng niềm vui của một trải nghiệm kéo dài hơn nhiều so với niềm vui của một món đồ. 

Chúng ta lớn lên trong một xã hội mà mọi người mua những thứ mà bản thân không thực sự cần và ở một mức độ vượt quá mức cho phép. Tại sao chúng ta cần 100 đôi giày hoặc thậm chí 10 đôi? Vấn đề đôi giày này không hợp với chiếc áo kia có thực sự quan trọng? 

Từ trước đến nay, chúng ta nghĩ rằng những điều mới sẽ làm bản thân hạnh phúc. Các nhà quảng cáo lợi dụng điều này và khiến bạn tin rằng chiếc BMW 50.000 sẽ giúp ban vui vẻ hơn, nhưng sau đó bạn nhận ra nó chỉ là một phương tiện và những khoảng trống khác lại tiếp tục xuất hiện. Hạnh phúc nhờ vật chất chỉ tồn tại trong một vài khoảnh khắc, và bởi vậy, nhiều người bị lún sâu vào việc mong muốn có nhiều hơn để tìm niềm vui cho chính mình...

Tiền có thể là gốc rễ của những rắc rối trong mối quan hệ

Một nghiên cứu trước đó cho rằng nguyên nhân hàng đầu của việc bất hòa giữa các cặp vợ chồng thường là liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiền bạc. Đó là một thực tế đáng buồn, nhưng tiền rất cần thiết trong cuộc sống đặc biệt khi bạn đã có gia đình. 

Dù tiêu chẳng hết nhưng các tỷ phú vẫn làm việc không ngừng: Rốt cuộc có bao nhiêu mới là đủ? - Ảnh 2.

Nếu không có thu nhập, cuộc sống trở nên khó khăn hơn, đó là lý do tại sao chúng ta thấy có mối tương quan giữa tiền bạc và hạnh phúc. Một khi bạn có đủ tiền để nuôi gia đình và đủ để tránh những cuộc tranh cãi, cuộc sống hàng ngày của bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn rất nhiều.

Tại sao mọi người vẫn tiếp tục làm việc ngay cả khi họ đã trở nên cực kỳ giàu có?

Chúng ta có thể thấy những người cực kỳ giàu có vẫn tiếp tục làm việc khi họ có thể nghỉ hưu và chẳng cần phải làm gì cho đến cuối đời, nhưng điều đó đã không xảy ra. Có nhiều lý do khác nhau như họ "nghiện" công việc, họ thích được công nhận hoặc chỉ là không thích nghỉ ngơi...

Các nghiên cứu trong những năm qua đã chỉ ra rằng người giàu có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn và dành ít thời gian hơn cho xã hội. Tim Cook, Giám đốc điều hành của Apple, người sở hữu khối tài sản có giá trị ước tính lên tới hàng trăm triệu đô, đã nói rằng ông thức dậy lúc 3:45 sáng để làm việc. Elon Musk, người đứng sau Tesla và SpaceX, trị giá khoảng 23 tỷ đô nhưng vẫn làm việc 90 giờ mỗi tuần. Đối với Alan Meckler, Giám đốc điều hành của WebMediaBrands, người có giá trị tài sản ròng hơn 400 triệu đô la, câu trả lời là “dành cho hậu thế".

Đối với những người siêu giàu, quyết định tiếp tục làm việc dựa trên một loạt các yếu tố phức tạp hơn. Họ không quan tâm đến những gì mình đang có và điều đó thúc đẩy họ vươn cao hơn. Người giàu siêu hạng không coi mình người giàu có. Họ nhìn nhận công việc đơn thuần là theo đuổi đam mê. Và niềm đam mê đó không mất đi khi họ có nhiều tài sản trong tay.

Nguồn: Forbes, Steemit

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dù tiêu chẳng hết nhưng các tỷ phú vẫn làm việc không ngừng: Rốt cuộc có bao nhiêu mới là đủ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO