Đưa vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng động lực phát triển hàng đầu cả nước

Diendandoanhnghiep.vn Đưa vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước.

>> Tiềm năng phát triển mới cho vùng đồng bằng sông Hồng

Hội nghị toàn quốc trực tiếp kết hợp với trực tuyến quán triệt và triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị tổ chức vào sáng 29/11.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu dự Hội nghị - Ảnh: VGP

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: VGP

Trình bày những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 30-NQ/TW, Trưởng Ban Kinh tế trung ương Trần Tuấn Anh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Kinh tế Trung ương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong vùng triển khai Đề án tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng.

Khẳng định vai trò là vùng kinh tế động lực

“Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với sự phát triển của vùng, đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn vùng trong bối cảnh tình hình mới. Nghị quyết là cơ sở chính trị quan trọng để xây dựng các cơ chế, chính sách mới nhằm khai thác và phát huy cao nhất mọi tiềm năng, lợi thế để vùng và các địa phương trong vùng phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới”, Trưởng Ban Kinh tế trung ương nhấn mạnh.

Theo đó, Nghị quyết số 30-NQ/TW đã khẳng định: Các cấp, các ngành nhất là các địa phương trong vùng đã nhận thức ngày càng rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của vùng và tổ chức triển khai nghiêm túc, hiệu quả, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của vùng.

Vùng đồng bằng sông Hồng tiếp tục khẳng định vai trò là vùng kinh tế động lực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Một số địa phương phát triển bứt phá, trở thành điểm sáng trong vùng và cả nước. Kinh tế vùng tăng trưởng khá, chất lượng được cải thiện, bình quân giai đoạn 2005 - 2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn bình quân cả nước; quy mô kinh tế tăng nhanh, năm 2020 đạt 2,37 triệu tỷ đồng, chiếm 29,4% GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 103,6 triệu đồng/năm, gấp 1,3 lần bình quân cả nước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ giữ vai trò trụ cột. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tăng mạnh. Đô thị phát triển nhanh, tỷ lệ đô thị hóa trên 41%. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt thành tựu nổi bật, 99,2% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Kinh tế biển phát triển khá, đặc biệt Hải Phòng và Quảng Ninh dần trở thành trung tâm kinh tế biển lớn. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong thực hiện các đột phá chiến lược và đổi mới mô hình tăng trưởng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư và phát triển khá đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông; phát huy tốt vai trò của các hành lang, vành đai kinh tế. Quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường được chú trọng; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Song song với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm phát triển; các giá trị văn hóa truyền thống.

Bên cạnh đó, Trưởng Ban Trần Tuấn Anh cũng thẳng thắn cho biết, Nghị quyết đã chỉ ra một số hạn chế, yếu kém như tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế còn chậm; các địa phương phát triển không đồng đều, chất lượng tăng trưởng chưa cao, phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động. Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước ở một số địa phương chưa bền vững. Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, nhất là quy hoạch đô thị; tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo” khá phổ biến; các khu công nghiệp thiếu liên kết,…

>> Chủ tịch VCCI: Tạo cực tăng trưởng trong Vùng đồng bằng sông Hồng

>> Thủ tướng sẽ “đặt hàng” các công nhân đồng bằng sông Hồng

Dẫn dắt quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Căn cứ vào các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã được đưa ra tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng, căn cứ tình hình thực tế, Nghị quyết số 30-NQ/TW đã xác định mục tiêu phát triển vùng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, nhấn mạnh đến năm 2030, Đồng bằng Sông Hồng là vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao…

Trưởng Ban Kinh tế t

Trưởng Ban Kinh tế trung ương Trần Tuấn Anh.

Để cụ thể hóa các mục tiêu phát triển vùng đến năm 2030, Nghị quyết số 30-NQ/TW đã đưa ra 3 nhóm chỉ tiêu chính với 21 chỉ tiêu cụ thể cho phát triển vùng. Trong đó, Nhóm chỉ tiêu về phát triển kinh tế với 9 chỉ tiêu: Tăng trưởng, quy mô GRDP, cơ cấu kinh tế, GRDP bình quân đầu người, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân, đóng góp bình quân của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng, đóng góp kinh tế số vào GRDP, tỷ lệ đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó là Nhóm chỉ tiêu về phát triển xã hội với 6 chỉ tiêu và Nhóm chỉ tiêu về bảo vệ môi trường với 6 chỉ tiêu.

“Đưa vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Như vậy, các chỉ tiêu đặt ra đối với vùng cao hơn so với mức chung của cả nước”, Trưởng Ban Kinh tế trung ương nhấn mạnh.

Tầm nhìn đến năm 2045, vùng Đồng bằng Sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, y tế và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, thông minh. Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới, thông minh, xanh, bền vững. Người dân có thu nhập cao, cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc…Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

9 giải pháp, 3 trọng tâm

Để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đã đặt ra, Nghị quyết số 30-NQ/TW đã đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với 03 trọng tâm là phát triển khoa học công nghệ; phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển hệ thống đô thị bền vững và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng. Coi liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển của các địa phương trong vùng. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng mang tính đột phá, xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, bảo đảm hiệu quả điều phối, liên kết phát triển vùng.

Thứ hai, phát triển kinh tế vùng. Trong đó, đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp.

Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, sinh thái theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn. Phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á.

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với sản phẩm đa dạng, độc đáo, gắn với phát huy giá trị của nền văn minh Sông Hồng. Phát triển bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển.

Thứ ba, phát triển hệ thống đô thị bền vững và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.

Thứ tư, phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tập trung phát triển vùng trở thành trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hàng đầu của cả nước. Phát triển nhanh doanh nghiệp công nghệ số. Xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng Sông Hồng.

Thứ năm, phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là nhóm nhiệm vụ quan trọng để phát huy lợi thế của vùng về yếu tố con người và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ sáu, phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Thứ bảy, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ tám, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. “Đây là nhóm nhiệm vụ rất quan trọng với đặc thù của vùng là có Thủ đô Hà Nội và có biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc”, Trưởng Ban Trần Tuấn Anh nhấn mạnh. Thứ chín, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Để Nghị quyết số 30-NQ/TW sớm đi vào cuộc sống, Bộ Chính trị đã đề ra 04 nhóm nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, một là: Các cấp uỷ, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân cả nước, nhất là các địa phương trong vùng đồng bằng Sông Hồng nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết. Phát huy cao độ vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của xã hội, sự tham gia tích cực của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Nghị quyết.

Hai là, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo: Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết và xây dựng quy hoạch vùng, địa phương; hoàn thiện thể chế, cơ chế tổ chức điều phối, liên kết phát triển vùng; điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng.

Ba là, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương theo trách nhiệm của mình thường xuyên quan tâm, chủ động phối hợp với các địa phương vùng đồng bằng Sông Hồng để thực hiện hiệu quả Nghị quyết.

Bốn là, Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đưa vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng động lực phát triển hàng đầu cả nước tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711660961 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711660961 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10