Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Cẩn trọng để tránh tư duy “đẽo cày giữa đường”

THANH BÌNH 04/06/2020 05:03

Sự việc liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã đi quá xa, không thể tiếp tục để phía tổng thầu Trung Quốc đưa ra những đề xuất vô lý và trì hoãn việc hoàn thành dự án.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa hẹn ngày hoàn thành.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa hẹn ngày hoàn thành.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn số 260/BC-CP báo cáo Chính phủ và Quốc hội về việc thực hiện một số dự án trọng điểm của ngành GTVT, trong đó, Báo cáo cũng tiết lộ tổng thầu đề nghị số tiền 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống và thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao.

Trong thông cáo vừa phát hành vào trưa 2/6 về đề nghị của tổng thầu EPC trong việc giải ngân, thanh toán dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, Bộ GTVT cho biết, tổng thầu dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông muốn được thanh toán 50 triệu USD là thuộc phần giá trị còn lại của hợp đồng EPC đang làm thủ tục giải ngân, không phải là chi phí tăng thêm của hợp đồng. Nhưng, việc tổng thầu đề nghị thanh toán như trên là chưa phù hợp với các điều khoản thanh toán của hợp đồng EPC và các phụ lục hợp đồng đã ký. 

Ban quản lý dự án đường sắt sẽ thực hiện thanh toán cho tổng thầu theo các quy định của hợp đồng và các quy định của pháp luật liên quan. Đồng thời, Ban quản lý dự án đường sắt đề nghị các bên tiếp tục căn cứ vào các điều khoản hợp đồng để trao đổi với tổng thầu dự án khẩn trương triển khai các công việc thực hiện tiếp theo.

Cần nhớ, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được khởi công tháng 10/2011, dự định hoàn thành vào tháng 6/2015. Dự án có chiều dài hơn 13 km và 12 nhà ga đi trên cao, đặc biệt hầu như không có khâu nào tự động hóa, khi chạy phải có hơn 600 lao động điều hành, quản lý. Sau bao lần kéo dài tiến độ, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2017 nhưng đến nay sau 9 lần “lỡ hẹn” thì nó vẫn chưa thể đưa vào vận hành khai thác.

Cùng với đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh là 18.002 tỷ đồng (868,04 triệu USD), trong đó: Vốn vay ODA của Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng (669,62 triệu USD) và vốn đối ứng 4.134 tỷ đồng (198,43 triệu USD).

Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên chưa đủ điều kiện nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác, còn tồn tại một số các vướng mắc liên quan đến thiết bị công nghệ khu Depot, đánh giá an toàn đoàn tàu, công tác vận hành toàn hệ thống và thanh quyết toán…

Để tháo gỡ nút thắt cho dự án, UBND TP. Hà Nội và Bộ GTVT đã thống nhất thành lập Tổ công tác để xây dựng kế hoạch, giải pháp hoàn thành những nhiệm vụ cuối cùng của dự án để sớm đưa tuyến Cát Linh Hà Đông vào vận hành khai thác theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ (thông báo 2538-TB/TU-GTVT ngày 31/3/2020).

Tuy nhiên, “sớm” là bao giờ thì báo cáo vẫn chưa có mốc thời gian cụ thể, dù đến nay dự án đã giải ngân hơn 14,7 nghìn tỷ đồng trong tổng số trên 15 nghìn tỷ đồng, đạt 81,9%.

Nên chuyện tổng thầu Trung Quốc có khó khăn tài chính tại thời điểm này cũng phải hoàn thành, phải chạy thử tàu, phía Việt Nam không có trách nhiệm phải quyết toán thêm khoản tiền đó.

Trong khi đó, tổng thầu Trung Quốc vẫn chưa xác định được mốc thời gian hoàn thành. Giả sử chúng ta giải ngân xong số tiền này thì dự án đã hoàn thiện chưa hay họ còn thêm nhiều lần 50 triệu USD nữa? Vì thế, sự cẩn trọng của chúng ta sẽ tránh tư duy kéo dài dự án, “đẽo cày giữa đường”.

Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương bức xúc: “Tôi đề nghị cần làm rõ ai đã duyệt và ký hợp đồng dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, để cho phía tổng thầu Trung Quốc có thể đòi hỏi hết lần này đến lần khác về những yêu sách của mình trong khi thời gian, tiến độ hoàn thiện không đảm bảo”.

“Đây là một trong những việc hết sức kỳ quặc, đồng thời, là sự xúc phạm sâu sắc đến lòng tự trọng của người Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến thu ngân sách nhà nước bị giảm, người dân phải tiết kiệm từng xu” – TS Lê Đăng Doanh bức xúc.

Điều này cũng có nghĩa, mọi việc đều có sự chuyên sâu và điều khoản rõ ràng, cụ thể. Bất cứ điều gì cùng cần dựa vào hợp đồng, nếu mình ký hợp đồng sai thì mình phải chịu và ngược lại phải yêu cầu tổng thầu Trung Quốc bồi thường cho những thiệt hại mình đang gánh.

Đã đến lúc chúng ta cần cứng rắn hơn với tổng thầu EPC để sớm chấm dứt hình ảnh “một con rắn bê tông” xấu xí bò loằng ngoằng giữa Thủ đô.

Có thể bạn quan tâm

  • Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Mịt mờ ngày hoàn thành, nhưng nợ vay vẫn “sinh sôi nảy nở”

    05:00, 03/06/2020

  • Ban quản lý dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ được thanh toán 95% sau khi nghiệm thu

    22:29, 02/06/2020

  • Bộ GTVT không xem xét đề xuất thanh toán 50 triệu USD chạy thử đường sắt Cát Linh - Hà Đông

    19:19, 02/06/2020

  • Vì sao Tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông đòi 50 triệu USD?

    12:42, 02/06/2020

  • Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Tiếp tục "trễ hẹn", tổng thầu “đòi” thêm 50 triệu USD

    18:14, 01/06/2020

  • Bàn phương án xử lý dứt điểm dự án Cát Linh - Hà Đông

    05:45, 24/04/2020

  • Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Lập Tổ công tác thực hiện những nhiệm vụ cuối cùng

    10:42, 02/04/2020

  • Sẽ cách ly gần 100 chuyên gia Trung Quốc sắp sang làm dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông

    17:54, 06/03/2020

  • Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Khi “tiền đã trao mà cháo chưa múc”

    11:25, 06/02/2020

  • Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông “mắc kẹt” vì virus Corona

    00:05, 01/02/2020

  • “Chốt hạ” cho đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông?

    11:29, 17/01/2020

  • “Cạn niềm tin” với dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

    11:00, 02/01/2020

  • Cấp chứng nhận đăng kiểm tạm thời 13 đoàn tàu tuyến Cát Linh-Hà Đông

    17:00, 22/12/2019

  • Chủ tịch Hà Nội: Hết tháng 12 chạy tàu Cát Linh - Hà Đông

    07:35, 16/11/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Cẩn trọng để tránh tư duy “đẽo cày giữa đường”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO