[ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] Thủ tướng gợi ý phương án "gỡ khó" cho kinh phí bảo trì đường sắt

Anh Duy 04/03/2020 11:00

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 70/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ đưa ra hai phương án về kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ GTVT chủ trì phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Bộ Tư pháp trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2020 để thảo luận, cho ý kiến về các phương án.

Tổng cục đường

Vấn đề chậm giao vốn ngân sách 2020 cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt ảnh hưởng hoạt động của 20 doanh nghiệp đường sắt.

Cụ thể, phương án 1, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích quy định tại Nghị quyết số 87/2019/QH14 ngày 14/11/2019 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2020 theo hướng đề nghị cho phép tiếp tục áp dụng cơ chế giao dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020 cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thông qua dự toán ngân sách nhà nước của Bộ GTVT như đã thực hiện năm 2019.

Phương án hai, giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp triển khai thực hiện cơ chế đặt hàng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật.

Được biết, Bộ Giao thông vận tải đã giao hơn 2.800 tỷ đồng dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020 cho Cục Đường sắt Việt Nam từ cuối tháng 12/2019.

Có thể bạn quan tâm

  • [ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] Ai chịu trách nhiệm trước nguy cơ dừng chạy tàu?

    16:00, 28/02/2020

  • [ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] Tự "cứu" mình nhanh hơn ỷ lại Nhà nước "cứu"

    02:55, 28/02/2020

  • [ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] Cục đường sắt Việt Nam: "Không phải muốn dừng là dừng!"

    17:00, 27/02/2020

  • Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nói gì về khó khăn của VNR?

    03:00, 04/03/2020

  • Ông Vũ Anh Minh: :Tôi khẳng định VNR không cồng kềnh”

    23:30, 12/01/2020

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể ký hợp đồng đặt hàng, làm cơ sở triển khai kế hoạch bảo trì do vướng mắc về cơ chế, các quy định pháp luật. Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản trình Chính phủ báo cáo cụ thể các vướng mắc này.

Tuy nhiên, để hoạt động đường sắt được bình thường, an toàn, hiện Bộ Giao thông Vận tải đang chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam khẩn trương triển khai ngay các thủ tục giải ngân, trường hợp vướng các quy định pháp luật, báo cáo cấp có thẩm quyền để tháo gỡ.

Về vấn đề này, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục đã mời lãnh đạo VNR 4 lần lên để bàn ký hợp đồng giải ngân vốn, song lãnh đạo VNR không lên. Lỗi ở đây là do doanh nghiệp (tức VNR) chứ không phải của Nhà nước.

“Khi Luật Đường sắt, Luật Quản lý tài sản công, Luật Ngân sách ra đời, bộ máy của tổng công ty trên vẫn không thay đổi để phù hợp với luật. Bởi thế, khi tất cả các tổng công ty, doanh nghiệp khác thay đổi, chuyển sang đặt hàng đấu thầu dịch vụ công thì VNR vẫn muốn đòi làm theo dự toán. Nói thẳng ra là ông không làm được, mượn áp lực ép lên để thực hiện theo cơ chế cũ”, Cục trưởng Đặng Quyết Tiến nói. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] Thủ tướng gợi ý phương án "gỡ khó" cho kinh phí bảo trì đường sắt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO