[CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Đường về quê xa mấy nẻo…?

Diendandoanhnghiep.vn Về hay ở? Chọn truyền thống hay hiện đại? Nhưng dù sao đi nữa, con đường về quê trong dịp tết cổ truyền của dân tộc dẫu có gian nan nhưng vẫn háo hức lạ thường.

Rời quê hương ở tuổi 18, anh Hòa từ Miền Trung gian khổ phiêu bạt khắp Miền Nam rồi cuối cùng định cư tại miền sơn cước tỉnh Bình Thuận. Ngót một đời người, rừng cạn dần mà điều kiện kinh tế gia đình anh không mấy khá khẩm.

Anh Hòa không còn nhớ cái tết gần nhất được sum vầy ở cố hương, hình như nó đã lên tới hàng chục, chấp nhận cái tết nhàn nhạt của những cộng đồng người xa xứ nơi đất khách quê người, mãi thành quen.

Anh bảo rằng, về quê thì dễ, nhưng sau chừng ấy năm chẳng lẽ trở về với đôi bàn tay trắng? Anh không muốn mất mặt với chòm xóm, thế nên cứ lần lượt lỡ hẹn đợi chờ những mùa tiêu, cà phê được giá.

Tôi với anh Hải (quê ở Hải Dương) là những người anh em chiến hữu thời bôn ba xa xứ, cũng là một công chức nhà nước, anh có một gia đình không đến nỗi nào, nhưng anh mang nỗi khổ đã mười năm không về quê ăn tết cùng ông bà.

Mai nở vàng báo hiệu xuân về

Mai nở vàng báo hiệu xuân về

Năm nào cũng dự định, tính toán chi ly từng khoản lương, thưởng nhưng phải chi vô số thứ cho tụi nhỏ, quà cáp cho cấp trên, đám đình, tiệc tùng. Còn lại một chút tiền mà đường về quê xa quá đỗi năm sông bảy đò.

Nghỉ tết sớm, anh rảnh rỗi dọn dẹp căn nhà nhỏ thật tươm tất, mua sắm bia, mứt, thức nhắm đủ cả, ngày tất niên cũng có mâm cỗ, có nén nhang thơm ngát nhưng anh thèm đến quặn lòng mùi khói bốc lên từ căn bếp củi ngày còn bé, nhớ mùi bánh chưng lá dong thơm ngát.

Năm nay, anh cũng ấp ủ về quê ăn tết, nhưng một lần nữa lại lỡ hẹn.

Anh Thuận vào Sài Gòn thực hiện giấc mơ đổi đời cách đây chừng 10 năm, ngày ra trường anh bôn ba khắp miền Nam kiếm việc, số phận đẩy đưa về một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ.

Lấy vợ, sinh con, mua đất, cất nhà, những đại sự ấy đã lấy mất 5 cái tết của anh ở quê nhà. Chi phí quá lớn cho cả gia đình lên đường xuân vận dài hơn 1.200km. Anh quyết định ở lại để dành dụm trang trải nợ nần.

Rồi cứ đêm giao thừa, nỗi nhớ quê bủa vây, xem xong táo quân cho bớt buồn, anh lặng lẽ một mình ra khoảng sân nhỏ, hút thuốc… và khóc.

Hôm qua, tôi đến nhà anh Tuấn vừa từ miền Nam về ăn tết, căn nhà nhỏ lấp ló giữa vườn mía tả tơi sau mấy đợt gió mùa lạnh chát.

Có anh về, hai ông bà rạng rỡ hẳn, ô cửa sổ mọi ngày đóng kín nay được mở ra lau chùi, nào lọ, nào bình, lư nhang sạch bóng chon chảy giữa nắng sớm.

Nhưng con đường về quê còn gian nan bởi nhiều thứ!

Nhưng con đường về quê còn gian nan bởi nhiều thứ!

Anh tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên, từ chiếc máy điện thoại vang lên dọng hát ngọt dịu của những bản nhạc xuân rộn ràng phơi phới…

Đường về chật như nêm, giá tàu xe đắt đỏ. Cỗ Tết năm nào cũng dăm ba món ngán ngảm, không hiểu tại sao người người, nhà nhà cứ đổ về quê? Đây là dòng trạng thái trên một diễn đàn mạng xã hội đang gây tranh cãi.

Đó là diễn đàn của những người trẻ, thế hệ chịu ảnh hưởng gần như tuyệt đối của mạng xã hội. Họ sinh ra và lớn lên khi quê hương không còn đủ chổ để vẫy vùng.

Cũng như tầng lớp trước - họ cũng đổ về các đô thị lớn, mang trong mình hoài bão khởi nghiệp nhưng cảm giác “về thôi” gần như không còn. Với họ, phượt, khám phá những vùng đất mới còn quan trọng hơn làn khói cay xè sau bếp hay mùi bánh chưng bánh tét ngầy ngậy.

Sao phải chen chúc trên những chuyến xe? Sao phải tự làm khổ mình vì dăm ba ngày tết? Tết là thời điểm khan hiếm nguồn lao động, ở lại thành phố kiếm thêm chút đỉnh, hết tết về cũng chưa muộn - đó là lời tâm sự của anh Thành, một thanh niên ngoài ba mươi chưa lập gia đình mà giấc mơ trở thành ông chủ còn dang dở.

Con đường về quê thật muôn nẻo trong những ngày giáp tết, nhưng sự cố tàu trật đường ray vào rạng sáng ngày 71/1 tại Bình Thuận báo hiệu một cuộc hành xác trên con đường xuân vận của hàng triệu người Việt.

Và vẫn còn đâu đó nỗi ám ảnh tài xế dương tính với ma túy, trong hàng vạn chuyến xe dọc ngang khắp mọi miền đất nước trong những ngày này không ai chắc chắn mình được ngồi trên những chuyến xe an toàn.

Sự xung đột ý thức hệ truyền thống và hiện đại, tiền bạc hay tinh thần ngày một rõ ràng hơn trong tết, con đường về quê bỗng trở nên loạn nhịp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Đường về quê xa mấy nẻo…? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714858256 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714858256 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10