Hôm nay Việt Nam kỷ niệm tròn 45 năm ngày Đại thắng mùa xuân Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, thật trùng hợp cũng là thời điểm Việt Nam tuyên bố bước đầu chiến thắng đại dịch COVID-19.
Cùng với cả nước, tỉnh Vĩnh Long luôn kiên trì thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, với tình thần thống nhất cao. Kinh tế tiếp tục phát triển và tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Riêng giai đoạn 2016-2020, ước tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 5,7%/năm.
Môi trường kinh doanh không ngừng được cải thiện, năng lực cạnh tranh của tỉnh luôn được duy trì trong nhóm tốt của cả nước. An sinh xã hội được quan tâm đặc biệt, trong đó, tỉnh thực hiện giảm nghèo đa chiều theo hướng bền vững, bình quân hàng năm giảm trên 1% hộ nghèo, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 1,16%.
Trong giai đoạn tới, Vĩnh Long tiếp tục tập trung huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả.
Năm 2020 là năm thứ 45 kể từ ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất. An Giang trở thành một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, thu hút đầu tư, mở rộng đối ngoại,... được Chính phủ chọn là một trong 04 tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Sông Cửu Long.
Có thể bạn quan tâm
08:20, 30/04/2020
07:32, 30/04/2020
07:48, 30/04/2020
08:00, 30/04/2020
07:20, 30/04/2020
07:11, 30/04/2020
06:07, 30/04/2020
Nhìn lại chặng đường đã qua, kinh tế của tỉnh có bước phát triển vượt bậc, từ một tỉnh đứng trước ngưỡng thiếu lương thực với sản lượng lúa khoảng 848 ngàn tấn (năm 1986) đến năm 2007 và hiện nay là trên 04 triệu tấn.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Nhân dân trong tỉnh ngày càng tin tưởng vào giải pháp tích cực của Đảng và Chính phủ.
Trải qua 45 năm ngày giải phóng đất nước và 16 năm kể từ ngày tái lập tỉnh, từ một tỉnh thuần nông có xuất phát điểm thấp nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đến nay, Hậu Giang là địa phương đi đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về xây dựng trường chuẩn quốc gia, xây dựng nông thôn mới; bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới; tất cả các xã đều có trường mầm non, mẫu giáo; 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Cùng với đó, tỉnh cũng sẽ tập trung huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng chính quyền thân thiện, kiến tạo, nâng chất đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và một điều đặc biệt quan trọng là tiếp tục củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân đồng lòng ủng hộ tỉnh trong giai đoạn mới.
Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi lên đường nhập ngũ. Đất nước thống nhất, trở về với cuộc sống đời thường, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, chiến sĩ Trường Sơn tiếp tục phấn đấu vươn lên làm giàu, giúp đỡ đồng đội và trở thành những tấm gương sáng trong trên mặt trận kinh tế.
Là người lính trên mọi mặt trận từ chiến trường đến thương trường với phẩm chất bộ đội Cụ Hồ dù là phụ nữ nhưng chưa bao giờ lùi bước trước khó khăn. Những năm tháng được rèn rũa tôi luyện trên chiến trường đã giúp cho những doanh nhân có được thành công hôm nay, phát triển kinh tế.
Với những nỗ lực trên thương trường, doanh nhân cựu chiến binh đã vinh dự được trao tặng giải thưởng Bông hồng vàng và danh hiệu – nữ tướng thời bình.
Thành công lớn nhất của chúng tôi là sự đoàn kết, mọi người gắn bó như trong một gia đình. Muốn thành công thì cần có sự đồng thuận và nhất trí cao, với tinh thần dám nghĩ, dám làm.
Bên cạnh đó, phải luôn đổi mới, cải tiến kỹ thuật để nâng cao thu nhập cho người lao động cũng như đóng góp cho xã hội. Chúng tôi luôn thấm nhuần tư tưởng và phát huy phẩm chất “anh bộ đội cụ Hồ”, không chấp nhận đầu hàng trên mặt trận phát triển kinh tế, luôn đặt mục tiêu phấn đấu năm sau cao hơn năm trước.
Với hướng kinh doanh “đi trước đón đầu”, lấy khoa học công nghệ tiên tiến làm bàn đạp cho sự phát triển, chúng tôi đã nhanh chóng xây dựng thành công uy tín và thương hiệu, trở thành doanh nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực.
Chiến tranh đã lùi xa 45 năm nhưng ngày 30/4 lịch sử luôn là thời điểm đầy cảm xúc trên đất nước Việt Nam. Nhất là đối với những con người mà “đời lính” của họ chưa dừng lại ở cột mốc 30/4/1975 mà được nối dài trong sứ mệnh khác, sứ mệnh doanh nhân-người lính thời bình.
Những người lính được lại nối tiếp cuộc đời mình vào cuộc chiến kinh tế, tham gia vào thương trường ngay từ khi đất nước bắt đầu mở cửa.
Chính sự rèn rũa trong môi trường quân đội đã giúp những doanh nhân cựu chiến binh có nhiều thuận lợi khi tham gia vào thương trường. Họ được rèn luyện về khả năng chiến thắng bản thân, kiên trì vượt khó và đặc biệt là không bao giờ bỏ cuộc, đặc biệt trong những giai đoạn kho khăn như dịch COVID-19 hôm nay.
Khi bước vào thương trường trong thời binh thì sứ mệnh xây dựng đất nước lại càng cần thể hiện phẩm chất của anh Bộ đội Cụ Hồ hơn nữa.
Thời gian qua, cùng với đông đảo đổi ngũ doanh nhân thì nhiều doanh nghiệp với sự lãnh đạo của những người lính từng qua quân ngũ đã có nhiều đóng góp, cống hiến và được các cấp, ngành ghi nhận, vinh danh.
Trong 45 năm qua, khi Bắc - Nam sum họp một nhà, tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, mặt trận phát triển kinh tế đã có nhiều khởi sắc.
Đội ngũ doanh nhân cựu chiến binh đã có nhiều bước đột phá về tư duy, táo báo trong chiến lược sản xuất kinh doanh được nhiều đối tác ghi nhận, hợp tác cùng phát triển.
Là người tình nguyện nhập ngũ năm 1973, tôi được giao nhiệm vụ cùng đồng đội đi mở đường cho quân ta thần tốc tiến về Sài Gòn.
Tôi cũng luôn nhận thức rằng mình may mắn còn sống cho đến ngày hôm nay để được sản xuất kinh doanh trên đất nước thống nhất hòa bình là nhờ vào sự hi sinh của rất nhiều người trong cả nước, trong đó có cả người cha tôi yêu quý nhất và những người đồng chí, đồng đội của mình.
Tôi đã ủng hộ rất nhiều gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, các hộ thuộc diện chính sách, nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam, tài trợ xây dựng hơn 700 căn nhà tình nghĩa, tình thương, may hàng ngàn áo ấm tặng bộ đội với số tiền lên tới hơn 45 tỷ đồng...
Trong thời chiến, chúng tôi tự hào vì đã đóng góp một phần máu thịt cho nền độc lập, thống nhất của Đất nước. Trong thời bình, những người lính như chúng tôi vẫn tiếp tục lao động, xây dựng. Dù thời nào đi chăng nữa, miễn còn sức, còn trí tuệ chúng tôi còn cống hiến.
45 năm sau ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên con đường xây dựng và phát triển.
Là một đất nước bước ra từ sự hoang tàn, đói nghèo bủa vây do chiến tranh kéo dài, Việt Nam đã từng bước hồi sinh và vươn mình trỗi dậy.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chúng ta đã từng bước phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.