Phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã cùng Ông trò chuyện về Trung tâm Tài chính và bí quyết thu hút các “đại bàng chúa”, ngay sau sự kiện Ông đại diện cho liên danh tài trợ ý tưởng quy hoạch Trung tâm tài chính khu vực tại TP. Đà Nẵng tại họp báo thông tin về đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 của UBND TP Đà Nẵng vừa diễn ra.

Để hình thành một trung tâm tài chính thì cần phải có những yếu tố gì và mô hình của nó ra sao thưa ông?

Sau khi có sự chấp thuận chủ trương của thủ tướng Chính phủ và sự đồng ý của UBND TP Đà Nẵng về việc chọn IPPG là nhà tài trợ lập đề án xây dựng Trung tâm tài chính tại thành phố Đà Nẵng, IPPG đã tiến hành thuê đơn vị tư vấn để tiến hành lập Đề án, báo cáo định hướng và báo cáo đánh giá về khía cạnh pháp lý, hiện nay chúng tôi đã cơ bản hoàn thành bước 1 của dự án.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh và Chủ tịch IPPG Johnathan Hạnh Nguyễn Ký kết Biên bản ghi nhớ.

Lễ ký kết ghi nhớ giữa ông Johnathan Hạnh nguyễn -Chủ tịch của IPPG và ông Lê Trung Chinh- chủ tịch Đà Nẵng về tài trợ đề án Trung tâm tài chính Đà Năng (Ảnh: IPPG)

Để Trung tâm tài chính hình thành thì phải có được những yếu tố sau:

Thứ nhất là phải có nhà đầu tư, hiện nay, nhà đầu tư đã có rồi. Thứ hai là phải thu hút được các “đại bàng chúa”, chỉ có “đại bàng chúa” mới có đủ nguồn lực và uy tín về lĩnh vực tài chính thế giới để làm nhà đầu tư “đầu đàn, trụ cột” đầu tư vào trung tâm tài chính Việt Nam, Thứ ba là phải có công ty uy tín quốc tế được các tổ chức tài chính thế giới đặt hàng, phối hợp với các chuyên gia, tổ chuyên trách trên cơ sở các ý kiến góp ý của của các bộ ngành Trung ương khi lập đề án.

Thứ hai, một yếu tố nữa cũng rất quan trọng cho việc hình thành trung tâm tài chính, đó chính là phụ thuộc vào quyết định của Chính phủ, Bộ Chính trị và Quốc Hội. Nếu Chính phủ quyết tâm thì tôi bảo đảm sẽ làm được, và trung tâm tài chính này có quy mô cấp khu vực hay thế giới cũng phải do Chính phủ quyết định.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tặng hoa chúc mừng Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch IPPG.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tặng hoa chúc mừng Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch IPPG.

Mô hình của một trung tâm tài chính hiện nay không phải là chỉ xây lên những tòa nhà cao tầng, rồi mở các hội sở ngân hàng… Điểm cốt lõi của một trung tâm tài chính là phải thu hút được dòng tiền của những tài phiệt lớn, các “đại bàng chúa” về làm “tổ”. Khi các “đại bàng chúa” đã vào làm “tổ” thì tự động các “đại bàng con” sẽ bay về… Trung tâm sẽ tạo dòng tiền phong phú hơn để các doanh nghiệp kết nối, trao đổi cung cầu trong sản xuất kinh doanh, trong đó có cơ chế chính sách đặc thù phi truyền thống vận hành phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Vậy những “đại bàng chúa” đã được ông mời gọi về, họ là ai và tiềm lực của họ như thế nào?

Các nhà đầu tư lớn này đều là những đối tác lâu nay của IPPG, khi tôi đặt vấn đề với họ về đầu tư một trung tâm tài chính ở Việt Nam thì họ rất ủng hộ và họ cũng rất tin tưởng vào các chính sách của Chính phủ. Họ đều là những tài phiệt thứ thiệt của thế giới, trong tay họ đang nắm giữ hàng nghìn tỷ USD và quan trọng là họ đều là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, khu phức hợp giải trí casino nên rất phù hợp với dự án này, đó là tập đoàn tài chính Cantor Fitzgerald, tập đoàn Weidner Resort – Gaming Assset Management và Steelman Partners công ty thiết kế kiến trúc quốc tế nổi tiếng ở Mỹ.

Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, ông đã mời đươc 03

Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, ông đã mời đươc 03 "đại bàng chúa" về đầu tư vào Trung tâm Tài chính Đà Nẵng.

Thật ra, các “đại bàng chúa” này cũng không xa lạ, họ chính là những nhà đầu tư mà tôi đã mời về để đầu tư trung tâm tài chính ở khu Đô thị mới Thủ Thiêm của TP.HCM 5 năm trước. Nhưng rất tiếc là lúc bấy giờ, TP.HCM và họ chưa tìm được tiếng nói chung, và bây giờ thì họ đã đồng ý quay lại đầu tư vào Việt Nam và trước mắt là TP Đà Nẵng.
 

Theo ông thì thành phố Đà Nẵng có những lợi thế gì khiến các nhà đầu tư quan tâm?

Về lợi thế thì thành phố Đà Nẵng đang có, đó là được sự đồng thuận từ Chính phủ, thể hiện qua Nghị quyết 128 của Chính phủ đã chọn Đà Nẵng và TP.HCM để xây dựng trung tâm tài chính.

Về thu hút đầu tư, Đà Nẵng có thể nói là đang có sự đồng lòng quyết tâm từ các cấp lãnh đạo đến các sở ban ngành “trải thảm đỏ” để mời gọi nhà đầu tư, tôi rất tâm đắc với câu nói của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh: “Chúng tôi sẽ không ngừng phấn đấu để ngày một tốt hơn, tiếp tục giữ chân các nhà đầu tư lâu năm và mở rộng cửa để đón nhận những nhà đầu tư tiềm năng mới. Đà Nẵng có thể chưa phải là nơi tốt nhất, nhưng chúng tôi sẽ nỗ lực để trở thành nơi bạn hài lòng nhất”

Trong tương lai, Đà Nẵng sẽ thành một thành phốp/tài chính, du lịch, vui chơi nghỉ dưỡng, mua sắm quy mô, đẳng cấp sánh ngang tầm khu vực và thế giới.

Trong tương lai, Đà Nẵng sẽ thành một thành phố tài chính, du lịch, vui chơi nghỉ dưỡng, mua sắm quy mô, đẳng cấp sánh ngang tầm khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư của dự án này, cái mà họ quan tâm không phải là những lợi thế của địa phương mà họ nhìn thấy quyết tâm của chính quyền thành phố. Điều quan trọng nhất khiến nhà đầu tư đặt niềm tin vào Đà Nẵng chính là thành phố đã đáp ứng được những kỳ vọng của họ: có quy hoạch định hướng phát triển từng vùng, từng khu vực rõ ràng  và có khát vọng về một trung tâm tài chính tầm khu vực thể hiện rõ qua quy hoạch … và khi các nhà tài phiệt tài chính lớn “cho dòng tiền dịch chuyển” vào đâu thì chỗ đó sẽ trở thành trung tâm tài  chính.

“Xây dựng thành công Trung tâm Tài chính quy mô tầm khu vực và quốc tế, Đà Nẵng sẽ có bước phát triển mạnh mẽ ttrong giai đoạn mới theo hướng văn minh, hiện đại, xứng đáng là đầu tàu Khu vực Miền Trung-Tây Nguyên” (Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng)


Khi chấp thuận đầu tư vào dự án này, nhà đầu tư có yêu cầu gì liên quan đến cơ chế, họ đặt kỳ vọng gì vào trung tâm tài chính Đà Nẵng này thưa ông?

Điều mà nhà đâu tư quan tâm khi đầu tư vào dự án này là việc điều hành chính sách của Chính phủ, đặc biệt là quan tâm đến độ mở của chính sách. Họ cũng đã đưa ra câu hỏi cho mình là sắp tới độ mở của Việt Nam sẽ như thế nào, nếu chỉ cho mở cửa “he hé” thì cơ hội sẽ vuột vào tay các nước xung quanh đang săn đón “ sự dịch chuyển dòng tiền” của các tài phiệt tài chính lớn trong thời điểm căng thẳng về chính trị, kinh tế giữa  các nước và lúc đó … trung tâm tài chính Việt Nam không thể thực hiện được.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng tin tưởng vì Việt Nam đã đặt mục tiêu đến năm 2045 sẽ thành một nước phát triển và đây cũng là quyết tâm của Chính phủ chúng ta. Đã là một quốc gia phát triển rồi thì phải có trung tâm tài chính, phải có sự lưu thông tiền tệ và đó cũng là một điều kiện tiên quyết.

Song song đó, nhà đầu tư cũng phải cam kết là không được đụng tới an ninh tiền tệ, không làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam. Do đó, chúng ta cần phải dung hòa giữa Nhà nước với các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư của nước ngoài.

Phối cảnh Trung tâm Tài chính Đà Nẵng do IPPG đề xuất.

Phối cảnh Trung tâm Tài chính Đà Nẵng do IPPG đề xuất.

Nhìn sang các casino của Singapore, hiện đang đóng góp 1,8% GDP, nếu Việt Nam xây dựng được một số trung tâm casino như đề xuất của nhà đầu tư thì sẽ có thêm 2% GDP, cộng thêm 2% GDP do Trung tâm tài chính mang lại thì chúng ta sẽ có 4% GDP và để hoàn thành được mục tiêu này thì chúng ta phải đi trong 20 năm.

Chúng tôi quyết tâm và muốn làm là để 20 năm nữa hiện thực hóa được mong muốn đưa Việt Nam trở thành một trung tâm tài chính quy mô khu vực. Và Đà Nẵng sẽ thành một thành phố  tài chính, du lịch, vui chơi nghỉ dưỡng, mua sắm quy mô, đẳng cấp sánh ngang tầm khu vực và thế giới.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!