9 năm trước, Levana Sani rời Jakarta, tới Đại học Nam California, Los Angeles để học ngành hóa sinh. Tốt nghiệp vào năm 2014, Levi - như cô thích được gọi - đã bị giằng xé giữa việc tiếp tục theo đuổi sự nghiệp khoa học bằng cách học chương trình Ph.D, hoặc học MBA hay trở về quê hương để bắt đầu kinh doanh. Và chính bối cảnh khởi nghiệp công nghệ đang rất phát triển tại châu Á đã thôi thúc cô trở về.

"Trong tâm trí tôi lúc đó, tôi luôn bị giằng xé bởi câu hỏi, ở lại Mỹ hay trở về quê hương?", Levi - ngồi trong một không gian làm việc chung đầy nhộn nhịp, tại Nam Jakarta - nơi mà rất nhiều các công ty khởi nghiệp trẻ cũng lựa chọn để đặt văn phòng.

Levi nhớ lại "Lúc ấy, tôi đã từng nghĩ, tôi sẽ ở Mỹ và trở thành một nhà khoa học vĩ đại ... nhưng sau cùng, tôi muốn trở về quê hương mình, trở về Jakarta và gây dựng sự nghiệp kinh doanh của mình tại đây”.

Theo thời gian, Levi nhận ra rằng, cô “có nhiều cơ hội hơn", trong khi đó Indonesia lại không phải mảnh đất hứa cho các công ty khởi nghiệp, cũng không phải là một thành phố lý tưởng cho các nhà khoa học theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu của mình. Và Levi nhận ra, cô cần phải bơi ra biển lớn, và cô muốn vươn ra khu vực Đông Nam Á thay vì bó hẹp môi trường của mình tại Indonesia.

Vào tháng 4 năm 2016, trong khoảng thời gian Levi nghiên cứu tại Viện Genome Singapore, cô và ba đồng nghiệp đã thành lập Nalagenetic - một công ty chuyên phát triển thử nghiệm di truyền để giảm các phản ứng bất lợi của thuốc. Cùng trong năm đó, cô bắt đầu chương trình học MBA tại Trường Kinh doanh Harvard, và điều hành Nalagenetic bán thời gian trong hai năm học tại Boston.

Sau khi tốt nghiệp Harvard, Levi trở về Indonesia để toàn tâm vào việc quản lý Nalagenetic. Vào tháng 11 năm 2018, công ty Nalegenetic của cô, với các văn phòng ở Singapore và Jakarta, đã huy động được 1 triệu USD từ các nhà đầu tư thiên thần.

(Southeast Asia seems to be just the next big thing,

"Đông Nam Á sẽ sớm trở thành một trung tâm công nghệ của thế giới" -  Levana Sani, 26 tuổi - đồng sáng lập Nalagenetic - một trong những công ty công nghệ nổi tiếng tại Jakarta (Ảnh:Erwida Maulia)

Levi chỉ là một trong số những người được gọi là “rùa biển Đông Nam Á” - một thuật ngữ chỉ những người châu Á đang trở về nước sau khi đi du học hoặc làm việc ở nước ngoài. Những người trẻ bị hấp dẫn bởi bối cảnh khởi nghiệp công nghệ đang phát triển của khu vực, trong khi đó ở phía bên kia bán cầu lại là chính sách nhập cư khắt khe của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thuật ngữ “rùa biển” vốn là một cách chơi chữ của Trung Quốc, xuất hiện lần đầu những năm 2000 để mô tả một làn sóng những người trở về Đại lục sau một thời gian dài học tập tại nước ngoài.

Theo một nghiên cứu của Google và Công ty Temasek Singapore, với lượng người dùng lớn và có xu hướng tăng lên, nền kinh tế Internet (tính theo tổng giá trị hàng hóa của các kênh bán lẻ trực tuyến) tại Đông Nam Á đạt 72 tỷ USD vào năm 2018.

Con số này chiếm 2,8% tổng GDP của Đông Nam Á. Báo cáo còn dự đoán, nền kinh tế Internet của khu vực này có thể vượt mốc 240 tỷ USD vào năm 2025, tương đương 8% GDP. Trong khi đó, vào năm 2016, quy mô nền kinh tế Internet chiếm 6,5% GDP của Mỹ.

Sự phát triển mạnh của du lịch trực tuyến, thương mại điện tử và ứng dụng gọi xe giúp Đông Nam Á tạo ra ít nhất 14 kỳ lân (startup có giá trị từ 1 tỷ USD) trong vài năm qua. Trong số đó bao gồm hai siêu kỳ lân (giá trị từ 10 tỷ USD) là Grab và Go-Jek. Điểm chung của hai công ty này đều là ứng dụng gọi xe được sáng lập bởi những người Đông Nam Á từng du học Mỹ sau đó về nước lập nghiệp.

Theo một báo cáo của KPMG Enterprise thì Đông Nam Á nổi lên như một điểm đến mới, và điểm đến này đang "phát triển nóng trong mắt các nhà đầu tư mạo hiểm". Đây là một điểm rất đáng lưu ý trong bối cảnh các nhà đầu tư đang rất thận trọng với dòng tiền của mình.

Chỉ tính riêng trong Quý I của năm nay, các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm trên phạm vi toàn cầu đã giảm liên tục do những lo ngại từ cuộc khủng hoảng Brexit, hay cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Khu vực Châu Á cũng không nằm ngoài xu hướng này, thế nhưng Đông Nam Á lại là một trường hợp đặc biệt khi chỉ riêng trong năm 2018, có đến hơn 7,8 tỷ USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm đổ vào 327 giao dịch. Và theo báo cáo thì "những con số làm nổi bật xu hướng càng tăng của các nhà đầu tư mạo hiểm đối với các công ty công nghệ tại Đông Nam Á".

Với sự xuất hiện của nhiều kỳ lân cùng hệ sinh thái khởi nghiệp đang mở rộng, nhu cầu tuyển dụng chuyên gia và những người có chuyên môn cũng gia tăng. Báo cáo của Google và Temasek ước tính rằng hơn 100.000 nhân lực lành nghề được tuyển dụng trong nền kinh tế Internet Đông Nam Á vào năm ngoái. Con số này dự kiến gấp đôi vào năm 2025, vì việc làm trong lĩnh vực này vẫn “tăng nhanh đáng kể” so với phần còn lại của nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động có tay nghề là một thử thách không nhỏ. Một cuộc khảo sát cho thấy khoảng cách kỹ năng là một vấn đề lớn. Nghiên cứu của Monk's Hill Ventures - quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Singapore và Jakarta, và Slush Singapore - một sự kiện về khởi nghiệp công nghệ, cho thấy các kỹ sư phần mềm là khó tìm nhất, tiếp theo là nhân viên quản lý sản phẩm và khoa học dữ liệu.

Nhân lực khan hiếm đẩy mức lương tăng lên. Những nhân viên có kỹ năng tốt như kỹ sư phần mềm hay marketing kỹ thuật số thường được trả lương cao hơn 3-5 lần so với lương trung bình ở các nước Đông Nam Á.

"Tài năng là ưu tiên hàng đầu. Đây là vấn đề của tất cả các bên liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á”, báo cáo cho hay.

Go-Jek, có trụ sở chính tại Jakarta là một công ty như vậy. Theo một nhân viên của Go-Jek, mặc dù công ty vừa mới tuyển dụng 500 kỹ sư phần mềm vào năm ngoái, nhưng hiện tại nhu cầu tuyển dụng của công ty đã lên cao, và Go-Jek sẽ cần tuyển thêm 500 nhân sự nữa vào cuối năm nay.

Người này còn cho biết thêm rằng Go-Jek đã nhận được hơn 200.000 đơn xin việc vào năm ngoái, thế nhưng việc tuyển dụng được nhân sự lại không hề dễ dàng. Go-Jek và ba kỳ lân Indonesia khác là trang web thương mại điện tử Tokopedia và Bukalapak, cùng trang web đặt phòng du lịch Traveloka - đang cạnh tranh quyết liệt để thu hút nhân tài địa phương từ các trường kỹ thuật hàng đầu trong nước, như Học viện Công nghệ Bandung hay Đại học Indonesia.

Grab and Go-Jek, Southeast Asia's ride-hailing

Grab và Go-Jek, những "siêu kỳ lân" của Đông Nam Á, đều được sáng lập và điều hành bởi những "rùa biển" trở về sau khi hoàn thành chương trình học tại Mỹ. (Ảnh: Akira Kodaka)

Thế nhưng, những nhân sự dù được đánh giá là tài năng tại địa phương lại thường thiếu các kỹ năng phần mềm mới nhất, vì vậy Go-Jek và các công ty công nghệ khác đang mở rộng phạm vi tuyển dụng nhân sự của mình ra nước ngoài. Cụ thể, Go-Jek tìm đến Ấn Độ, nơi công ty này có một trung tâm công nghệ, hay tìm đến Singapore, nơi họ đặt văn phòng khoa học dữ liệu tại đây.

Nhưng có lẽ Mỹ với Silicon Valley vẫn là cái nôi đào tạo nhân tài trong lĩnh vực công nghệ cao. Và hơn ai hết, người sáng lập Go-Jek - CEO Nadiem Makarim  - một cựu sinh viên của Havard hiểu rõ những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng mà “rùa biển” học được từ các trường Ivy League. Và Nadiem thường đến dự các buổi lễ tốt nghiệp tại Havard, Học viện MIT hay Đại học Stanford để tìm kiếm các nhân tài và mời họ về làm việc cho Go-Jek.

Tương tự như vậy, “kỳ lân” trẻ nhất của Indonesia - Công ty Bukalapak đã phát động một chiến dịch có tên là "Buka Jalan Pulang" và chiến dịch "Open the Way Home" để trải thảm đỏ mời những người trẻ Indonesia quay trở về quê nhà và làm việc.

Thậm chí, công ty này đã tổ chức một sự kiện ở Thung lũng Silicon vào tháng 11/2018 với sự tham dự của Yoel Sumitro - Phó Chủ tịch phụ trách thiết kế sản phẩm, một "rùa biển" Đông Nam Á. Yoel Sumitro học và làm việc tại Seattle trước khi tới Đức và sau đó là Singapore - nơi ông làm việc cho các công ty như Adidas và Uber.

Không chỉ các startup tỷ USD, các công ty đầu tư mạo hiểm cũng đang tìm kiếm các "rùa biển" tại Mỹ, với hy vọng tìm được những nhà khởi nghiệp tiềm năng, và đôi khi là tuyển dụng cho các kỳ lân.

Nhu cầu nhân lực lớn đến nỗi Eddy Chan, đối tác sáng lập tại Intudo, dành 8 tháng một năm tại Mỹ, đến các trường kinh doanh để kết nối sinh viên Indonesia.

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao này lớn đến nỗi Eddy Chan, đối tác sáng lập của Intudo - một quỹ đầu tư mạo hiểm tại Indonesia đã dành đến tám tháng một năm ở Mỹ, đến khắp các trường kinh doanh nổi tiếng như Đại học Havard, Đại học Standford, Đại học California hay Berkeley để tìm kiếm các sinh viên tài năng và mời học về làm việc.

"Chúng tôi có thể hỗ trợ và có nhiều lựa chọn cho họ nếu như họ đồng ý quay trở lại Indonesia làm việc, dù họ muốn làm việc cho các kỳ lân, hay các công ty tư vấn như Bain, BCG. Hoặc thậm chí là họ muốn tự thành lập doanh nghiệp riêng, chúng tôi đều hỗ trợ hết sức", ông Chan chia sẻ.

Hay một chuyên gia “săn rùa biển” khác, anh Binh Tran - đối tác chung của quỹ 500 Startups Vietnam có trụ sở tại San Francisco, cũng sử dụng chiến lược tương tự. Quy mô nền kinh tế internet của Việt Nam tăng gấp ba trong 3 năm (2015-2018), được hỗ trợ bởi mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Báo cóa của Google/Temasek đánh giá: "tại Việt Nam, nền kinh tế Internet giống như một con rồng chuyển mình”.

Không có dữ liệu chính xác, nhưng Binh Tran tin rằng người Việt Nam hình thành nên cộng đồng người Đông Nam Á lớn nhất tại Thung lũng Silicon, với nhiều người trong số họ làm việc cho những gã khổng lồ công nghệ như Google và Facebook. Ông cho biết, trước đây, việc thuyết phục những tài năng như vậy về nước rất khó khăn, nhưng điều này dần trở nên dễ dàng hơn.

Jakarta-based fintech startup Modalku: COO Iwan Kurniawan, right, CEO Reynold Wijaya, center, and Head of PR and Offline Marketing Ariani Hadioetomo are all SEA turtles. (Photo by Dimas Ardian)

Những người trẻ sáng lập Công ty tài chính Modalku nổi tiếng tại Jakarta: Giám đốc điều hành Iwan Kurniawan (phải), Tổng Giám đốc Reynold Wijaya (giữa), and Giám đốc Truyền thông & Marketing Ariani Hadioetomo. Cả ba đều là "rùa biển" Đông Nam Á (Ảnh: Dimas Ardian)

Quỹ đầu tư mạo hiểm Monk's Hill thường xuyên tổ chức các sự kiện ở Thung lũng Silicon với sự tham gia của nhiều nhà sáng lập khởi nghiệp Đông Nam Á, với nỗ lực tạo nên một cộng đồng của khu vực này tại đây. "Những “rùa biển” trở về đã được tiếp xúc với các thị trường khác nhau và do đó họ có sự linh hoạt trong công việc. Chúng tôi đánh giá đây là một trong những yếu tố rất có giá trị đối với tham vọng mở rộng thị trường ra thế giới của chúng tôi", Peng Ong, đồng sáng lập và đối tác quản lý tại Monk's Hill, nói về những lợi thế của người trở về sau những năm tháng học tập tại nước ngoài.

Ông Reynold Wijaya - người đồng sáng lập công ty tài chính Modalku tại Indonesia chia sẻ, thời gian của ông tại Trường Kinh doanh Harvard đã cho ông thấy những bộ óc thông minh, kiến thức tiên tiến và quan trọng hơn là công nghệ. "Khi chúng ta tiếp xúc với những người có đầu óc cực kỳ nhạy bén, chúng ta có thể học hỏi từ họ - với tôi, đó là lợi thế lớn nhất", Wijaya nói.

Theo một nghiên cứu của Bain & Company dự đoán sẽ có ít nhất 10 kỳ lân xuất hiện tại Đông Nam Á vào năm 2024 - nhờ việc thu hút vốn đầu tư và nguồn nhân lực tài năng sẵn có. Tài năng đó có thể bao gồm "rùa biển", những người từng thành công trong lĩnh vực công nghệ và chọn Đông Nam Á là điểm đến tiếp theo, cũng như thế hệ trẻ của khu vực đang hào hứng với phong trào khởi nghiệp.

Khi được hỏi về việc chảy máu chất xám có “làm tổn thương” Thung lũng Silicon hay không, ông Suvir Varma của Bain & Company cho rằng với vài trăm "rùa biển" mỗi năm, xu hướng này sẽ không tác động nhiều đến kinh đô công nghệ của thế giới.

Monk's Hill's Ong đã ước tính rằng có hàng trăm ngàn người Đông Nam Á ở Thung lũng Silicon đồng ý trở về quê hương lập nghiệp. Hơn nữa, ông cho rằng rùa biển sẽ tạo ra mối liên kết mạnh mẽ hơn giữa Đông Nam Á với ngành công nghệ toàn cầu, đi cùng với đó là những giao lưu, trao đổi quan điểm, học tập và và xây dựng mạng lưới, tạo dựng một hệ sinh thái tốt đẹp.

Sian Wee Tan là một trường hợp điển hình. Sau 10 năm học tập tại Standford và làm việc tại Thung lũng Silicon, anh chuyển đến châu Âu trước khi quyết định trở lại Singapore vào năm 2015. Anh và bạn bè đã sáng lập Finaxar - một công ty chuyên cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm ngoái, Finaxar đã hợp tác với Lazada - trang web thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á.

Tan nói rằng khi bắt đầu công ty, anh đã gặp những thách thức chủ yếu mang tính chất pháp lý và có tính quy định, nhưng anh không hề hối hận về việc trở về quê hương. Làn sóng internet cuối cùng đã tấn công ASEAN và hệ sinh thái này đang phát triển nhanh chóng từng ngày. Ông nói, "Điều này, theo nhiều cách khác nhau, làm cho việc kinh doanh diễn ra chưa bao giờ dễ dàng hơn. Tôi rất vui khi được trở về lập nghiệp nơi quê hương của mình”.