Én Xanh 2021: Doanh nghiệp tạo tác động và doanh nghiệp xã hội vươn mình trong đại dịch

NGỌC TÚ 19/12/2021 20:28

GALA Én Xanh nơi sẻ chia câu chuyện kinh doanh tạo tác động kiên cường và sáng tạo của doanh nghiệp xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID -19 kéo dài.

>>Én Xanh: Hành trình phát triển của doanh nghiệp tạo tác động

Cũng như các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp tạo tác động Én Xanh đang gặp vô vàn thách thức. Trong bối cảnh đó, rất nhiều người hồ nghi về khả năng duy trì hoạt động của các cánh Én còn bé nhỏ.

64 câu chuyện Én Xanh 2021 đã chứng minh được khả năng kiên cường của các Én để duy trì và tăng trưởng cả về kinh doanh và tác động xã hội trong đại dịch. Điều mang lại lợi thế và sức mạnh cho các Én Xanh là sức mạnh từ những giá trị nhân văn đang dẫn dắt và là động lực để doanh nghiệp vượt qua thách thức.

Bên cạnh đó tính linh hoạt, sáng tạo và sự đoàn kết, chia sẻ của cộng đồng đã giúp doanh nghiệp Én Xanh khắc phục được những khó khăn, biến nguy thành cơ, phát triển kinh doanh ngay trong đại dịch.

Trong Hackathon Én Xanh 2021, gần 50 Én Xanh đã tập hợp lại để đưa ra 7 sáng kiến nhóm nhằm giải quyết các thách thức chung của cộng đồng kinh doanh tạo tác động Én Xanh.

Bà Phạm Kiều Oanh, nhà sáng lập, kiêm Giám đốc CSIP và là đại diện Oxfam  chia sẻ: Oxfam là một liên minh quốc tế, hoạt động trên toàn cầu với mục tiêu vì một thế giới bình đẳng, không còn nghèo đói và bất công. Hiện nay, Oxfam gồm 21 tổ chức thành viên làm việc tại 70 quốc gia, thông qua sự điều phối của Ban thư ký Oxfam Quốc tế.

Tầm nhìn của Oxfam hướng tới là nơi mà mọi người và trái đất là trung tâm của nền kinh tế. Phụ nữ và trẻ em gái không gặp phải bạo lực và không bị phân biệt đối xử. Khủng hoảng khí hậu được kiểm soát. Hệ thống quản trị có sự tham gia của người dân và các nhà lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm.

Oxfam Quốc tế và Oxfam tại Việt Nam tin rằng nghèo đói, bất công và bất bình đẳng sẽ giảm khi có sự tương tác giữa công dân tích cực, chính quyền và khu vực tư nhân có trách nhiệm. Đây cũng là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam trong bối cảnh và giai đoạn hiện nay.

Hiện Oxfam đang tích cực vận động và hỗ trợ Việt Nam hướng tới dịch chuyển từ mô hình phát triển dựa vào tăng trưởng sang mô hình phát triển kinh tế Nhân văn lấy con người mục tiêu phát triển, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương làm trung tâm của quá trình phát triển. Đặt các giá trị về văn hóa, xã hội và môi trường lên trên lợi ích về kinh tế.

Trong quá trình hoạt động, Oxfam vinh dự được hỗ trợ và đồng hành với nhiều sáng kiến và doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp cộng đồng. Và đặc biệt là đồng hành cùng với Chương trình Én Xanh năm 2019 và 2021. 

>>TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Tạo dư địa để doanh nghiệp chung tay phát triển xanh

>>Chương trình Én xanh 2021: Lan toả và truyền cảm hứng cho các sáng kiến kinh doanh

Chương trình Én Xanh 2021 được tổ chức nhằm tôn vinh những sáng kiến kinh doanh và những doanh nghiệp tạo tác động đã kiên cường vượt qua thử thách trong đại dịch Covid-19. Qua đó, giữ vững mô hình kinh doanh và tiếp tục lan tỏa các giá trị cho cộng đồng.

Én xanh và các doanh nghiệp cộng đồng hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển và hành động của Oxfam, nhằm góp phần xây dựng một nền kinh tế nhân văn lấy con người làm trung tâm.

Bà Đàm Thu Thủy, Chủ tịch ĐH Fulbright

Bà Đàm Thu Thủy, Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam

cho rằng, mỗi hành trình “vượt bão” của từng doanh nghiệp, tổ chức tham gia chương trình đều gây ấn tượng sâu sắc đối với bản thân tôi. Trong những thời điểm ngặt nghèo, khi dòng tiền cạn kiệt, nguồn cung ứng bị đứt gãy, hay thị trường bị thu hẹp,… mỗi người đều bị đặt trước những lựa chọn sống còn. Tinh thần kiên cường, những nỗ lực bền bỉ để tìm cách thích ứng với nghịch cảnh, tìm ra “khe cửa hẹp” trong cơn bão để sống sót và tiếp tục vươn lên của các doanh nghiệp thật đáng khâm phục.

Cá nhân tôi, một người cũng đang phải gánh vác trách nhiệm dẫn dắt tổ chức của mình vượt qua cuộc khủng hoảng trong thời gia qua. Tại chương trình tôi đã được truyền cảm hứng rất nhiều từ câu chuyện của doanh nghiệp vượt giông bão, bà nói.

Tại Việt Nam còn chưa thực sự phát triển một hệ sinh thái ươm dưỡng cho những doanh nghiệp tạo tác động xã hội, bao gồm các hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận thị trường và các ưu đãi về cơ chế chính sách. Nhưng các bạn có thể tin rằng, khi chúng ta hướng tới những điều tốt đẹp cho cộng đồng, chúng ta sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ khi cần.

Những sáng kiến như Én Xanh 2021 do CSIP khởi xướng, hay các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xã hội của các tổ chức khác đang được thực hiện là minh chứng cho điều đó. Hi vọng rằng trong thời gian tới, đại diện các cơ quan hoạch định chính sách, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp xã hội sẽ đề xuất những giải pháp chính sách và các chương trình ý nghĩa để hỗ trợ tốt hơn các doanh nghiệp tạo tác động xã hội trong và sau đại dịch.

Các DNTTĐ không chỉ kinh doanh mà có cam kết, sứ mệnh với cộng đồng, bà con; và dù đại dịch COVID -19 thì họ không thể chỉ ngủ đông hoặc đóng cửa, do đó, điều này đã tạo ra gánh nặng về tài chính với DN.

Cùng với đó là các khó khăn của doanh nghiệp khi người lao động làm việc mỗi người một nơi. Tuy nhiên, cũng thật là mừng khi COVID tạo ra cơ hội cho DN. DN gắn liền với nhóm yếu thế thì chính là Doanh nghiệp có sức vươn lên rất lớn thời đại dịch, bởi vì khi họ biết là họ buộc phải đi tiếp, không thể dừng lại đã cho họ năng lượng, động lực để họ quyêt tâm thúc đẩy mô hình kinh doanh của họ.

Cũng chính hoàn cảnh thách thức của đại dịch đã buộc họ chuyển mình đặc biệt là những DN nhỏ, trước kia nghĩ mình quá nhỏ nên không triển khai hóa đơn số, bán hàng online, chạy Chương trình trên Facebook, ngày nay họ thay đổi để thiết kế kênh bán hàng, ứng dụng các chuyển đổi số để bán hàng và quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn. Đó là cơ hội để Doanh nghiệp thích nghi và phát triển hơn nữa.

Bà Thủy đại diện MPI chia sẻ: Đại dịch đã có tác động rất lớn tới nền kinh tế nói chung và DNTTĐ nói riêng nhưng khi nghe câu chuyện DNTTĐ, tôi nhìn thấy sự kiên cường . Với DN bình thường trong bối cảnh này, có lẽ việc kinh doanh sẽ phần nào bớt khó khăn hơn, nhưng với DNTTĐ, bản thân các DN này dù có COVID đã phải rất kiên cường rồi, và khi COVID đến, với sự kiên cường sẵn có như vậy, các DN sẽ tìm cách sáng tạo, tìm ra các cơ hội cho cộng đồng của mình, người lao động của mình.

Chương Trình Gala Én Xanh nhằm chính thức ghi nhận đóng góp của các cá nhân, tổ chức có những sáng kiến kinh doanh nhân văn và bền vững, cũng như góp phần lan tỏa tinh thần doanh nhân xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 kéo dài.

Ông Hoài đại diện Kym Việt mong muốn Nhà nước có chính sách về vốn, giúp Doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Chế độ và quy định về vấn đề cho bảo hiểm cho người lao động, vì dù rất cố gắng nhưng DNXH khá là khó hỗ trợ hoàn toàn. Đặt biệt có vấn đề trong bảo hiểm là, BHXH sẽ có bao gồm BHYT, tuy nhiên các Người lao động khuyết tật ở Kym Việt đã có bảo hiểm riêng theo chính sách dành cho NKT rồi, do đó DN mong muốn chế độ BH như thế nào để không chồng lấn. Chính phủ cũng nên tạo hành lang thúc đẩy bán hàng, kết nối kinh doanh. Trước đó, Cục PT QHQT của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã mang hàng của Kym Việt sang triển lãm ở Dubai - đó là những hành động quan tâm sâu sắc, và Kym Việt mong muốn các hỗ trợ như vậy được tiếp tục hơn nữa.

Bà Thủy đại diện MPI cho rằng, chúng tôi đã đưa vào trong nghị định chính sách hỗ trợ bán hàng, trong đó, chúng tôi phối hợp với Amazon để có Chương trình “Bệ phóng 90 ngày” trước đây, khi DN tự làm với Amazon, tỷ lệ thành công là 5%, nhưng khi có hỗ trợ của Chương trình trên, các DN tham gia Chương trình Chuyển đổi số mà chúng tôi đang làm thì tỷ lệ thành công lên đến 20%, các DN có thể bán hàng trên Amazon và đưa hàng sang Mỹ. Đề nghị Kym Việt gửi thông tin, sản phẩm đến chúng tôi để chúng tôi cho vào danh sách sàng lọc để gửi đến Amazon. Đã có rất nhiều Chương trình hỗ trợ, nhưng mà nó chưa trúng, chưa tới các Doanh nghiệp, rất hy vọng là sau buổi hôm nay chúng tôi sẽ đẩy nhanh được hơn để các DN được biết, cảm nhận được nhiều hơn chính sách của chúng tôi.

Trên thực tế đã có nhiều chính sách của Nhà nước đã “zoom in” vào nhóm Cộng đồng DNXH, DNTTĐ. Cộng đồng DNXH, DNTTĐ hiện còn đang nhỏ, nếu chúng ta nhìn vào 700 -800.000 SME hiện nay thì có lẽ khá khó để nhìn rõ Cộng đồng này. Nếu chúng ta có những Chương trình đặc thù hỗ trợ riêng, “zoom in” vào các DNTTĐ thì sẽ thật tốt.

Canada là một trong các tổ chức đầu tiên, đứng từ góc độ nhà tài trợ và triển khai phê duyệt dự án dành riêng cho Cộng đồng DNTTĐ, và chúng tôi đang trong quá trình học hỏi, cùng UNDP và Bộ KHĐT và các đơn vị hỗ trợ như CSIP để tìm hiểu DNXH, DNTTĐ hiện nay đang làm gì, họ thành công ở đâu, họ đang gặp các vấn đề, khúc mắc gì,… Đây là một buổi học hỏi rất là nhiều với chúng tôi để có thể triển khai bản kế hoạch cho ISee- COVID, dự kiến đi vào hoạt động từ 2022 trong vòng 3 năm.

DNXH sẽ hỗ trợ trực tiếp và có thể đồng hành, tiếp sức cho các đơn vị trung gian hỗ trợ các DN như CSIP. Ngoài ra còn có sự hợp tác Bộ KHĐT để chính sách có thể đi gần hơn với nhu cầu, mong muốn của DN, hợp tác với DN để chính sách của chúng ta hỗ trợ, tương trọ các DNXH, để chúng ta có thể đi xa hơn và hỗ trợ nhiều hơn cho các DNXH.

Chung kết Chương trình danh hiệu  Én Xanh 2021 bao gồm các giải: 

3 đội được trao "Gói hạt giống" Én Xanh - 50 triệu: Với danh hiệu HACKATHON ÉN XANH 2021 - Hackathon4Resilience sáng kiến xuất sắc

* Nhóm 6 - ÉN ĐỘT PHÁ: Sáng kiến "Ứng dụng thực tế Không gian Ảo cho các Doanh nghiệp tạo tác động trong lĩnh vực Nông nghiệp".

* Nhóm 4 - ÉN CÔNG NGHỆ:  Hỗ trợ Doanh nghiệp tạo tác động (DNTTĐ) xây dựng lộ trình Chuyển đổi số thông qua xây dựng "Mạng lưới kết nối các DNTTĐ với nhau và với chuyên gia tư vấn chuyển đổi số"

* Nhóm 3 - ÉN HỒI SINH: Sáng kiến "Xây dựng hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho người lao động tại các Doanh nghiệp tạo tác động"

7 ÉN ĐƯỢC TRAO "GÓI HẠT GIỐNG" Én Xanh - 50 triệu: Với danh hiệu Én Xanh 2021 xuất sắc

* Công ty TNHH Xuất Khẩu Việt Trang

* Giặt là Sáng – Tiệm giặt là của người Điếc

* Hợp Tác xã Tâm Ngọc

* Hợp Tác xã Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu

* Công ty CP Gạo Ông Thọ

* Công ty CP Phát triển Thảo Mộc Xanh (Cô Cà chua)

* Công ty TNHH Xã hội HopeBox

 5 ÉN thành tựu đặc biệt (không trong cơ cấu nhận GÓI HẠT GIỐNG)

* ÉN tiên phong: Công ty TNHH KOTO

* Én sáng tạo: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư An Việt Nam (Journey of the Senses)

* Én đột phá: Công ty cổ phần sản xuất và xuất khẩu Quế hồi Việt Nam (VINASAMEX., JSC)

* Én ân ái: Công ty Tư vấn và Giáo dục Hoàng Đức

* Én can trường: Công ty TNHH Doanh nghiệp Xã hội Mạng lưới Ung thư Vú Việt Nam (Nhận Hạt mầm Én Xanh 20 triệu)

Danh hiệu cánh Én kiên cường

64 DN tham gia câu chuyện Én Xanh 2021 và Én tham gia Hackathon 

Én Xanh 2021 với chủ đề “Cánh Én kiên cường vượt bão giông” mong muốn tạo không gian để các DNXH, DNTTĐ và các Tổ chức XH có sáng kiến kinh doanh được kết nối, cùng nhau học hỏi, chuẩn bị tâm thế và tầm nhìn, giải quyết các thách thức chung do đại dịch COVID-19 và những thử thách khác. 

Có thể bạn quan tâm

  • Hackathon Én Xanh 2021: Cánh Én kiên cường vượt bão giông

    Hackathon Én Xanh 2021: Cánh Én kiên cường vượt bão giông

    18:48, 05/12/2021

  • Chương trình Én xanh 2021: Lan toả và truyền cảm hứng cho các sáng kiến kinh doanh

    Chương trình Én xanh 2021: Lan toả và truyền cảm hứng cho các sáng kiến kinh doanh

    15:33, 15/11/2021

  • 18/12: GALA ÉN XANH 2021: Cánh én kiên cường - vượt bão giông

    18/12: GALA ÉN XANH 2021: Cánh én kiên cường - vượt bão giông

    13:37, 15/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Én Xanh 2021: Doanh nghiệp tạo tác động và doanh nghiệp xã hội vươn mình trong đại dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO