Ericsson đã mất nhiều tháng để tạo ra “buổi phỏng vấn việc làm cực đoan” mà Lucas chuẩn bị tham gia.
Bạn cập nhật sơ yếu lý lịch. Bạn gửi thư ứng tuyển. Bạn qua vòng phỏng vấn điện thoại. Bạn đọc hồ sơ LinkedIn của nhà tuyển dụng. Bạn nghĩ ra một điểm mạnh để nêu thành điểm yếu trong buổi phỏng vấn. Bạn là chiếc áo sơ mi may mắn. Bạn đã sẵn sàng tham gia buổi phỏng vấn.
Rồi bạn nhận được tin nhắn từ giám đốc nhân sự: Bạn có 36 giờ đến một điểm có tọa độ nào đó tại Charlotte, Bắc Carolina. Dù bạn đang sống ở Stockholm, Thụy Điển.
Dù có vẻ như một cảnh tượng từ một show truyền hình thực tế, nhưng đây lại là tình huống thực tế mà gã khổng lồ viễn thông Ericsson đặt ra cho ứng viên vủa mình.
Có một ứng viên, chúng tôi tạm gọi là Lucas: "Tôi chẳng hề biết mình đang đi đâu. Tôi cũng không biết liệu tôi có nên mang dép hay comple."
Ericsson đã mất nhiều tháng để tạo ra "buổi phỏng vấn việc làm cực đoan" mà Lucas chuẩn bị tham gia. Quá trình này có sự hỗ trợ của một chuyên gia tư vấn tiếp thị và sáng tạo bên ngoài là Dustin Garis. Garis là người thiết kế thử thách cho 3 người vào chung kết để giành vị trí quản lý bộ phận sáng tạo.
Garis cho rằng có thể ai đó sẽ tham gia phỏng vấn rất tuyệt vời. Nhưng với một vai trò quan trọng và nắm quyền cao, họ cần biết cách ứng viên sẽ làm trong thực tế. Họ sẽ hành động như thế nào trong một tình huống mơ hồ? Họ có sẵn sàng để tay bị bẩn không?
Ban đầu, Ericsson đã xem xét việc gửi các ứng viên cho các tổ chức phi chính phủ tại Puerto Rico sau cơn bão nhưng lại vướng mắc một số vấn đề hậu cần. Do vậy, công ty quyết định tổ chức trải nghiệm tuyển dụng của mình tại Charlotte bởi thành phố này có cộng đồng doanh nghiệp nhỏ phát triển. Họ cũng đã làm việc với các doanh nghiệp nhỏ này cũng như các tổ chức địa phương để kiểm tra khả năng thích ứng trong 36 giờ của các ứng viên khi đẩy họ ra khỏi vùng an toàn.
Ví dụ như Lucas đã sẵn có nhiều kinh nghiệm quản lý, bởi vậy Garis muốn kiểm tra khả năng kết nối và tham gia các cộng đồng quan trọng.
Lucas kể rằng: "Khi vừa đặt chân đến Charlotte, Dustin đã cho tôi 2 lựa chọn: Qua đêm tại một nhà tạm cho người vô gia cư chuyên phục hồi cho người cai nghiện gần đó hoặc Đi bộ đến một cửa hàng xăm dọc đường và xăm một hình". Lucas đã chọn thử thách đầu tiên. Một ứng viên khác, người có kinh nghiệm điều hành các nhóm lớn làm việc với các tập đoàn đa quốc gia, bị đẩy vào một startup để kiểm tra khả năng làm việc với các tổ chức nhỏ hơn. Ứng viên cuối cùng, người từng quản lý dữ liệu cho một công ty khởi nghiệp, được dành cả ngày tại một phòng khiêu vũ để giúp chủ nhân nghĩ ra các mô hình doanh thu thay thế.
Nhiệm vụ của Lucas là tìm hiểu nhân viên và cư dân tại khu nhà tạm và từ kinh nghiệm của mình, anh phải nghĩ cách để giúp đỡ các tổ chức ở lĩnh vực khác. Anh cho rằng đây là trải nghiệm truyền cảm hứng và mở rộng tầm mắt cho người chuyên ngồi phòng họp như anh.
Ericson sẽ đánh giá mỗi ứng viên dựa trên các buổi phỏng vấn với chủ doanh nghiệp và quan sát của Garis về cách các ứng viên xử lý trong môi trường không quen thuộc. Sau những ngày ở khu nhà tạm, Lucas đã thiết kế mô hình giúp tổ chức này sử dụng mạng lưới học viên cũ của mình để hỗ trợ tốt hơn mà không mất thêm chi phí. Bị thuyết phục, Ericsson đã chọn Lucas vào làm việc ngay trong tuần đó.
Hội đồng tuyển dụng cho rằng cách ứng viên tương tác với một tổ chức phi lợi nhuận ở địa phương sẽ liên quan đến khả năng sáng tại tại một công ty 100,000 người và kiếm được 200 tỷ USD mỗi năm. Do đó, họ cho rằng việc ngủ nghỉ trong 24h tại một tổ chức xã hội là cách tốt nhất để thể hiện sự tham gia vào cộng đồng thật sự.
Cuộc phỏng vấn cực đoan của Ericsson giáng "một cú đấm" vào thực trạng tuyển dụng hiện nay. Bởi trong các buổi phỏng vấn, nhiều người có thể thể hiện tốt nhưng không luôn luôn đồng nghĩa họ sẽ làm việc tốt. Họ có thể giải quyết được vấn đề kiếm được việc nhưng không có nghĩa là họ có thể giải quyết được vấn đề trong công việc. Có lẽ các công ty không cần phải có bài kiểm tra cực đoan như Ericsson nhưng nên tìm cách tốt hơn để xem các ứng viên có thực sự thực hiện được công việc hay không.