EuroCham: Quy trình cấp phép của hoạt động M&A còn nhiều thủ tục rườm rà

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam cần tiếp tục giảm thiểu và hạn chế việc hình thành các ngành kinh doanh có điều kiện mới sẽ giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Đó là một trong những góp ý quan trọng của ông Nicolas Audier – Đồng chủ tịch EuroCham về cách tiếp cận thị trường và quy trình cấp phép của thị trường M&A mới đây với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp.

Ông Nicosla

Ông Nicolas Audier – Đồng chủ tịch EuroCham.

Theo đó, ông Nicolas Audier chỉ ra, mặc dù, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, đặc biệt trong các ngành kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên vẫn tồn tại những thủ tục cấp phép rườm rà và không cần thiết trong hoạt động M&A. 

Ông Nicolas Audier cho rằng: "Việt Nam cần tiếp tục giảm thiểu số lượng các ngành có điều kiện và áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với việc hình thành bất kỳ ngành có điều kiện mới nào khác. Việc này sẽ hỗ trợ cải thiện những lợi ích kinh tế và giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài".

Ngoài ra, đại diện EuroCham cũng khuyến nghị: "Một vấn đề quan trọng mà Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đáng tiếc chưa xử lý được đó là quy trình phê duyệt kép đối với hoạt động thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam".

Cụ thể, hiện nay, quy định này bắt buộc phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không những làm chậm quy trình thành lập doanh nghiệp mà còn tạo ra nhiều thủ tục phức tạp và khó lường.

Theo đó, quy định kép này cũng tác động tiêu cực lên thị trường M&A do còn các giao dịch M&A với các doanh nghiệp tư nhân thường phải đi kèm với việc sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về mục tiêu hoặc nhà đầu tư của doanh nghiệp đó đang nắm giữ. Rõ ràng, đối với hoạt động thành lập doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, việc quy định bắt buộc một loạt giấy chứng nhận sẽ hiệu quả hơn và được xem là thông lệ chuẩn mực tại hầu hết các hệ thống trọng tài phán xét trên thế giới.

"Việt Nam cần có sự thay đổi chính về khái niệm và cấu trúc để đơn giản hoá các quy trình đầu tư nước ngoài và thúc đẩy thị trường M&A"- ông nói.

Cụ thể, theo ông Nicolas đó là bãi bỏ khái niệm đăng ký dự án đầu tư cùng với việc thành lập doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài nên có quyền thành lập công ty con và liên doanh tại Việt Nam mà không cần thành lập và xin phê duyệt các dự án đầu tư. Việc huỷ bỏ yêu cầu đăng ký các dự án đầu tư nước ngoài sẽ làm cho khái niệm và bất kỳ yêu cầu về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trở nên không cần thiết.

Song song với những khuyến nghị nêu trên, đại diện EuroCham cũng đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam, ông cho biết: "Chúng tôi hoan nghênh việc tổ chức nhiều hoạt động đối thoại giữa cơ quan Nhà nước, cơ quan hữu quan với cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian vừa qua nhằm thu nhập góp ý của người dân về các dự thảo sủa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Mục đích của việc đối thoại này là giải quyết những vấn đề M&A còn tồn tại như quy trình cấp phép, điều kiện đầu tư và các yêu cầu chung".

EuroCham đánh giá cao việc ban hành Luật 03/2016/QH14 sửa đổi danh sách các ngành kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư, theo đó số lượng ngành kinh doanh có điều kiện đã được giảm từ 267 xuống còn 243 và tiếp tục đề xuất giảm tiếp 26 ngành kinh doanh có điều kiện trong dự thảo mới đây của dự thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.

Thêm nữa, việc ban hành quyết định 3720/QĐ-BCT cũng đã đưa ra phương án cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện đầu tư kinh doanh trong giai đoạn 2010-2019, trong 8 lĩnh vực, đã loại bỏ 111 điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hoá 60 điều kiện điều tư kinh doanh và chuyển hậu kiểm 31 điều kiện đầu tư kinh doanh, do đó chỉ còn có 178 điều kiện trực thuộc quyền quản lý của Bộ Công thương.

Quyết định này của Bộ Công thương tiếp tục giảm đảng kể số lượng điều kiện đầu tư sau khi đã loại bỏ 674 điều kiện đầu tư kinh doanh theo Quyết định 3610A/QĐ-BCT quy định kế hoạch cắt giảm và đơn giản hoá điều kiện kinh doanh cho giai đoạn 2017-2018. Nhiều quan sát viên cho rằng Quyết định này của Bộ Công thương sẽ cải thiện đáng kể môi trường đầu tư kinh doanh và đầu tư trên khắp Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết EuroCham: Quy trình cấp phép của hoạt động M&A còn nhiều thủ tục rườm rà tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715017600 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715017600 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10