EVFTA: Thuế giảm mới chỉ là điều kiện cần

ĐỖ HUYỀN 04/07/2020 17:01

Giảm thuế là cơ hội tốt, nhưng hàng hóa muốn xuất khẩu sang EU phải thỏa mãn được danh mục các yêu cầu cụ thể với từng ngành hàng. Muốn vậy, doanh nghiệp phải đầu tư thực sự bài bản.

Với EVFTA, EU là thị trường rất lớn cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. EU sẽ xóa bỏ đến hơn 85% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

sghfj

Việt Nam đang hướng đến việc xây dựng nền kinh tế một cách bền vững, có trách nhiệm với môi trường, không chạy theo số lượng mà phải lấy chất lượng làm đầu

Tuy nhiên, câu chuyện tận dụng lợi ích thuế quan do EVFTA mang tời lại là điều không dễ dàng bởi vấn đề đáp ứng xuất xứ hàng hóa, rào cản kỹ thuật, sản xuất bền vững... là điều tương đối khó khăn.

Nói như ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) thì giảm thuế mới là điều kiện cần, quan trọng là hàng hóa phải thỏa mãn được danh mục các yêu cầu cụ thể với từng ngành hàng mà EU đặt ra. “Lâu nay ta hay dùng từ rào cản để nói về hàng hóa khó vào EU, nhưng thực ra không có rào cản nào hết, những yêu cầu mà EU đặt ra với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường của họ không phải để hạn chế thương mại mà để bảo vệ những doanh nghiệp làm ăn chân chính".

Do đó, để không bị làm khó, chỉ còn một con đường duy nhất là đầu tư sản xuất bài bản, phải thay đổi tư duy, không còn con đường nào khác, ông Khanh nhấn mạnh.

Theo ông Khanh, mặc dù hiện tại EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại khu vực này vẫn còn rất khiêm tốn, bởi năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam (đặc biệt là năng lực cạnh tranh về giá) còn hạn chế.

Ví dụ điển hình, ngành nông nghiệp được đánh giá có nhiều triển vọng tăng xuất khẩu vào EU do thuế của nhiều mặt hàng giảm ngay về 0%, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng: "Việc thuế về 0% trong EVFTA không phải là màu hồng với nông thủy sản Việt, chúng ta cần vượt qua được hàng rào kỹ thuật của EU về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, kiểm dịch động thực vật, sản xuất bền vững...”.

Do đó, với thủy sản đang nỗ lực khắc phục thẻ vàng IUU để không để tuột cơ hội tại thị trường EU, cũng là cách để Việt Nam thể hiện Việt Nam đang hướng đến việc xây dựng nền kinh tế một cách bền vững, có trách nhiệm với môi trường, không chạy theo số lượng mà phải lấy chất lượng làm đầu.

“Hội nhập nhưng trên tinh thần cầu thị, đi từ vấn đề rất nhỏ, từ tổ chức sản xuất tốt, liên kết tốt và hàng hóa chất lượng tốt, những mắt xích trong chuỗi sản xuất đều phải được thụ hưởng thành quả sản xuất tốt”, ông Toản nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp Việt và bài toán hội nhập sân chơi mới từ EVFTA

    Doanh nghiệp Việt và bài toán hội nhập sân chơi mới từ EVFTA

    07:30, 04/07/2020

  • Gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản Việt từ EVFTA

    Gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản Việt từ EVFTA

    05:15, 04/07/2020

  • EVFTA và nỗi lo

    EVFTA và nỗi lo "nuốt chửng" ngành bán lẻ Việt?

    11:00, 01/07/2020

  • Thực thi EVFTA: Chìa khóa quyết định thành công là cải cách thủ tục hành chính

    Thực thi EVFTA: Chìa khóa quyết định thành công là cải cách thủ tục hành chính

    11:10, 30/06/2020

  • EVFTA: “Không lo tiêu chuẩn nhưng lại ngại quy tắc xuất xứ”

    EVFTA: “Không lo tiêu chuẩn nhưng lại ngại quy tắc xuất xứ”

    05:30, 30/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
EVFTA: Thuế giảm mới chỉ là điều kiện cần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO