EVFTA và xu hướng chuyển đổi số

Diendandoanhnghiep.vn Thương mại điện tử đóng một vài trò ngày càng thiết yếu trong thương mại Quốc tế, mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

EVFTA sẽ thúc đẩy "cánh cửa" thương mại tự do

Tại hội thảo, Phó Chủ tịch VCCI Đoàn Duy Khương tại Hội thảo xuất khẩu Việt Nam trước Hiệp định Thương mại Việt Nam-EU và xu hướng chuyển đổi số cho biết sau 10 năm chuẩn bị và 8 năm thương lượng, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đã chính thức được ký kết vào 30/6/2019. EVFTA sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2020. Theo đó, EU sẽ gỡ bỏ 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế tương đương 70,3% kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ được miễn thuế.

Điều này thật sự có ý nghĩa quan trọng khi EU là một trong 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). EVFTA sẽ thúc đẩy cánh cửa thương mại tự do, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng qua đó hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu vào Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất 0% sau 10 năm”, Phó Chủ tịch VCCI khẳng định.

Phó Chủ tịch VCCI Đoàn Duy Khương

Phó Chủ tịch VCCI Đoàn Duy Khương

Theo đó, mức thuế 0% này cũng sẽ được áp dụng đối với 99% hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu trong vòng 7 năm.

“Trong thời gian tới, giá trị xuất khẩu của châu Âu vào Việt Nam dự kiến sẽ tăng hơn 3% mỗi năm, củng cố vị thế của Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 2 của châu Âu, và là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất trong khu vực ASEAN”, ông Khương nói.

Bên cạnh lợi thế về thương mại và đầu tư, Phó Chủ tịch VCCI cho biết Hiệp định này tạo điều kiện để kiến thức và bí quyết kinh doanh châu Âu tiếp cận thị trường Việt Nam dễ dàng hơn, mang lại giải pháp và công nghệ mới, tiên tiến, thông minh và thân thiện với môi trường.

Đồng thời, hiệp định cũng tạo cơ hội để hai bên trao đổi dịch vụ chất lượng cao, quản trị doanh nghiệp và đào tạo các kỹ năng quản lý cho nguồn lao động trong nước, mức độ nhận thức cao hơn đối với trách nhiệm bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng tốt hơn và cải thiện vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Xu hướng xuất khẩu trực tuyến

Bên cạnh những lợi thế thương mại và thu hút đầu tư từ Châu Âu, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng EVFTA giống như một trò chơi đối kháng đầy thách đối với doanh nghiệp Việt Nam. EVFTA được coi là hiệp định thương mại tự do mới và hiện đại với các yêu cầu khắt khe nhất và các cam kết cao nhất, do đó, những thách thức khó khăn mà nó mang lại cho Việt Nam đã được chỉ ra rõ ràng.

Theo đó, một số ngành hàng sẽ gặp phải những rào cản mạnh mẽ vì yêu cầu về chất lượng, an toàn và nguồn gốc xuất xứ tại thị trường này là rất cao. Hơn nữa, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng sẽ làm cho các yêu cầu và tiêu chuẩn này phức tạp hơn nhiều.

Hiện tại, 96% doanh nghiệp của Việt Nam là các công ty vừa và nhỏ có nguồn lực lao động và kỹ năng quản lý hạn chế. Do đó, khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do là không dễ dàng. Bên cạnh đó, để nhận được lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chí xuất xứ sản phẩm. Đây là điều thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Thương mại Quốc tế trở thành một quy luật tất yếu khách quan và được xem như là một tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia.

Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa đất nước, đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng lợi nhuận.

Ông Khương khẳng định với sự ra đời của internet và sự phát triển của công nghệ thông tin, thương mại điện tử đóng một vài trò ngày càng thiết yếu trong thương mại Quốc tế, mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước đây, chỉ có những doanh nghiệp có qui mô lớn và tập đoàn mới có điều kiện và cơ hội xuất khẩu. Ngày nay, các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực ngành nghề, qui mô có thể xuất khẩu tại chỗ thông qua thương mại điện tử.

Khảo sát của Nielsen (công bố hồi tháng 6/2016) cho thấy, có 50% lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng thương mại điện tử sẽ đóng góp trên 30% vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp  họ trong 5 năm tới. Có đến 32% ý kiến cho biết, thương mại điện tử sẽ mang lại cho họ 20% trong tổng doanh thu trong hoạt động kinh doanh của họ trong 5 năm tới.

Theo các chuyên gia, tại các nước đang phát triển, xu hướng xuất khẩu trực tuyến đang là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp. Đây cũng là xu hướng tất yếu khi các nhà nhập khẩu trên thế giới đang thường xuyên tìm kiếm bạn hàng thông qua internet.

Nhìn chung, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.

Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… có tỷ lệ sử dụng internet rất cao. Vì thế, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng nếu các doanh nghiệp khai thác được thương mại điện tử để tiếp cận thị trường xuất khẩu sẽ rất hiệu quả.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết EVFTA và xu hướng chuyển đổi số tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714403958 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714403958 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10