Theo nhà sáng lập, rong biển nuôi trồng tại Việt Nam rất nhiều, nhưng các nghiên cứu và sản xuất còn thô sơ, nhỏ hẹp, trong khi đây là thị trường trị giá hàng triệu đô tại các nước khác.
>>FESTIVAL KHỞI NGHIỆP 2022: Dự án Menthy – hướng tới chăm sóc sức khoẻ tinh thần “bỏ túi”
Tại “Festival khởi nghiệp 2022: Thuyết trình gọi vốn đầu tư” do Tạo chí diễn đang Doanh nghiệp tổ chức, chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, sáng lập Dự án ngôi nhà rong biển - Seaweed Home cho biết, hiện tại trên thị trường Việt Nam có rất nhiều sản phẩm rong biển ngoại nhập, xuất hiện trong các gian hàng siêu thị. Trong khi đó, xu hướng tiêu dùng của giới trẻ cũng thích những món ăn nhanh, nhưng lại là những sản phẩm không tốt cho sức khỏe.
“Thực tế, có rất nhiều sản phẩm rong biển của Việt Nam trên thị trường, tuy nhiên các sản phẩm này mớiđóng góiở dạng thô và chỉ xuất hiện ở các chợ, hay những sản phẩm sơ chế đơn giản, chưa có nhãn hiệu, hay chất lượng kiểm dịch. Chính vì vậy, trên cơ sở là một giảng viên chuyên giảng dạy về nuôi trồng rong biển tại Khoa Thủy sản, ĐH Nông Lâm Huế,chúng tôi cùng với nhóm sinh viên đã đưa ra ý tưởng đó là xây dựng ngôi nhà rong biển”, chị Hằng giới thiệu.
Nhóm dự án xây dựng mô hình kinh doanh, bắt đầu từ việc chế biến các món ăn vặt, phù hợp với lứa tuổi trẻ, đảm bảo sức khỏe và tốt cho thanh thiếu niên. Vì vậy, thực đơn xây dựng với đầy đủ các món ăn, được các bạn trẻ yêu thích, như trà sữa có sử dụng nguồn rong biển ở Việt Nam, hay các món ăn vặt được yêu thích như bánh tráng trộn, nem cuốn, rong biển phô mai, rong biển sấy tỏi, rong biển sấy mè,... Đặc biệt có những món ăn phù hợp, tiện lợi như món cơm cuộn cũng sử dụng nguồn nguyên liệu rong biển.
“Vì là một giảng viên, nên tôi muốn trong mô hình kinh doanh của mình sẽkết hợp với giáo dục các bạn trẻ để làm các sản phẩm sáng tạo từ rong biển. Trong đó, rong biển có rất nhiều,đa dạng như rong đỏ,rong nâu,... và nếu biết cách ép khô, lưu trữ thì những sản phẩm này hoàn toàn không sử dụng hóa chất hay phẩm màu công nghiệp,nhưng có thể lưu giữ được hàng trăm năm. Từ nguồn nguyên liệu đó, có thể tạo ra các tấmthiệp rong biển mang nhiều thông điệp để bán ra ngoài thị trường.
Đồngthời, mục đích của chúng tôi là ươm mầm tình yêu đối với biển đảo Việt Nam.Thực sự córất ít những chương trình giáo dục đểcó thể vừa tiếp cận giữa thực tế và tạo ra những sản phẩm,màtừ đó nuôi dưỡng tình yêu đối với thế hệ trẻ sau này”, chị Hằng chia sẻ.
Với dự án Ngôi nhà rong biển, phân khúc khách hàng được chú trọng là các bạn trẻ lứa tuổi học sinh, sinh viên. Trong quá trình đó, các đối thủ cạnh tranh là các sản phẩm ngoại nhập và những sản phẩm rong biển từ các cơ sở sản xuất thủ công. Dự tính hoạt động kinh doanh của dự án là sẽ bán sản phẩm trên kênh Facebook và tiến tới sẽ đưa vào siêu thị.
Trong năm vừa qua, dự án đã trải nghiệm bán hàng online trên trang Facebook và đã thu được một số doanh thu, mặc dù không đáng kể, nhưng đó là cơ sở để dự án có thể phát triển ý tưởng của mình trong tương lai.
Về chiến lược phát triển, năm 2021, dự án đã xây dựng sản phẩm, năm tiếp theo đây sẽ khảo sát thị trường, mở chuỗi cửa hàng và thành lập công ty. Song song đó, sẽ mở rộng sản phẩm và ứng dụng chuyển giao công nghệ. Dự án dự kiến gọi vốn 200 triệu đồng cho 5% phát triển.
>>FESTIVAL KHỞI NGHIỆP 2022: Dự án Snack - Hạt điều Bình Phước trên đất Mỹ
Đưa ra câu hỏi cho dự án ngôi nhà rong biển, một nhà đầu tư băn khoăn, hiện nay kế hoạch doanh thu của dự án rất thấp cho năm 2022, mặc dù tỷ suất lợi nhuận là 35% -khá cao nhưng tính khả thi còn chưa biết. Do đó, dự án có tính đến kế hoạch phát triển doanh thu trong những năm kế tiếp như thế nào?
Trả lời cho câu hỏi trên, nhà sáng lập dự án bày tỏ, hiện tại vẫn chưa thành lập công ty và đây mới chỉ là giai đoạn đầu xây dựng ý tưởng và thử nghiệm online, vì thế doanh thu chưa cao. Mục đích của dự án là kết hợp với các bạn sinh viên, để kêu gọi các doanh nghiệp đồng hành. “Chúng tôi đã có sản phẩm ở quy mô thử nghiệm nhỏ, vì thế mong muốn các doanh nghiệp sẽđồng hành, kết hợp để biến các ý tưởng thành hiện thực. Trong giai đoạn tới, dự án sẽ tiếp tục mở rộng xây dựng thị trường và có các bước tiếp theo, còn hiện nay mới chỉ là vòng gọi vốn đầu tiên”.
Chị Hằng cũng nói thêm, tiềm năng về rong biển ở Việt Nam rất lớn nhưng chưa có sự khai thác. Với tư cách là một nhà nghiên cứu để ứng dụng, nhưng việc đưa một sản phẩm ra ngoài thị trường vẫn hạn chế đối với các nhà nghiên cứu, vì thế dự án muốn có sự kết nối giữa việc nghiên cứu và đào tạo, cũng như kinh doanh để đưa những sản phẩm, ý tưởng của các nhà khoa học, có tính khoa học, đảm bảo và phát triển được lĩnh vực rong biển ở Việt Nam.
Trong chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, các lĩnh vực như cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm thẻ phát triển rất nhiều, nhưng riêng rong biển thì vẫn còn hạn chế, nằm trong quy mô nhỏ hẹp. Trong khi đó, đối với thế giới, sản phẩm này đã mang lại giá trị hàng triệu đô, ví dụ như tại Thái Lan, có doanh thu từ rong biển rất lớn, mặc dù không phát triển mạnh về lĩnh vực nuôi trồng.
Một nhà đầu tư khẳng định, việc để cho một người làm kĩ thuật đi làm kinh doanh sẽ rất là khó, vì thế nhà đầu tư mong muốn sẽ được hợp tác sản xuất theo yêu cầu, còn việc phát triển thị trường sẽ do nhà đầu tư sẽ có định hướng.
“Chúng tôi đánh giá cao sự nhiệt huyết và có sự nghiên cứu sâucủa dự án.Tuynhiên, nghiên cứu trong mô hình thử nghiệm với mô hình sản xuất hàng loạt sẽ khác nhau, vì thế việc tự tin là tốt, nhưng phải có tính chất thử nghiệm số lượng lớn, mới đánh giá được hoạt độngnày sẽ như thế nào. Đồng thời, chúng tôi không đánh giá cao việc sản xuất hàng thô, mà phải sản xuất hàng tinh để theo thị hiếu của thế giới và cạnh tranh với nước ngoài đặc biệt là Thái Lan”, nhà đầu tư gợi ý.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến khuyến nghị rằng, rong biển có từ nghìn năm mà thế giới cùng sáng tạo. Để tạo sự khác biệt độc đáo trong rong biển, thì những nghiên cứu sắp tới của Dự án cần kết hợp giữa rong biển với một số vi khuẩn có lợi cho sức khỏe khác. Đặc biệt, nên tham khảo các bằng sáng chế của thế giới trong lĩnh vực này như Trung Quốc và các nước khác đã có rất nhiều. Dự án nên xem họ làm ra các sản phẩm, hình thành từ nguyên liệu chính của rong biển và các nguyên liệu khác ra sao để từ đó học hỏi và nghiên cứu sáng tạo thêm.
Có thể bạn quan tâm
10:42, 19/01/2022
10:22, 19/01/2022
09:00, 19/01/2022
09:00, 19/01/2022