Ga Đà Lạt - điểm đến hoài cổ

Mai Chiến 25/06/2024 11:06

Với những giá trị vốn có vượt thời gian, Ga đường sắt Đà Lạt đang trở thành điểm hút khách du lịch của những người đam mê sự hoài cổ.

>>Hồ Lắk mộng mơ

Từ nhiều năm nay, sự hoài cổ của ga đường sắt Đà Lạt đã trở thành điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài địa phương. Để chính thức khai thác phục vụ du lịch, ông Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 21/6/2024 về việc công nhận Điểm du lịch “Ga đường sắt Đà Lạt”.

Ga Đà Lạt được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Revéron, với kiến trúc đậm tính bản địa, được xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938. Đến nay, ga đường sắt Đà Lạt là nhà ga xe lửa duy nhất của khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, với tuổi đời gần 100 năm, ga Đà Lạt được xếp vào nhà ga xe lửa cổ đẹp nhất Việt Nam và Đông Dương.

Ga tàu cổ kéo thêm cả hy vọng phát triển kinh tế đêm ở Đà Lạt

Ga tàu cổ kéo thêm cả hy vọng phát triển kinh tế đêm ở Đà Lạt

Chị Nguyễn Thuỳ Quyên, 38 tuổi đến từ thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Lần nào mình đến Đà Lạt mình cũng phải đến nhà ga này một lần. Ở đây, nó chất chứa nhiều kỉ niệm tuổi thơ, nhất là những lần bố đưa tôi về quê bằng xe lửa. Và mỗi lần đến đây tôi lại cảm thấy sáng khoái và hạnh phúc”.

Ga đường sắt Đà Lạt có cấu trúc công trình mạch lạc, khoa học song hình thức rất tinh tế. Công trình có bố cục đối xứng, với khối kiến trúc ở giữa mô phỏng 3 đỉnh của núi Langbiang và những mái nhà rông Tây Nguyên; hai bên là hai khối kiến trúc trải dài. Chính giữa công trình, bên ngoài, dưới mái có mặt đồng hồ to ghi lại thời gian bác sĩ Alexandre Yersin phát hiện ra Đà Lạt.

>>Việt Nam đứng đầu danh sách điểm đến của du khách Ấn Độ

Ở khối giữa, phía trước có hai sảnh, một dành cho hành khách và một là sảnh hàng hóa. Giữa hai lối đi này là nơi chờ tàu. Khối kiến trúc giữa này chỉ có 1 tầng với không gian rộng và chiều cao lên tới mái. Về tổng thể, kiến trúc công trình hài hòa với thiên nhiên và là một điểm nhấn đô thị độc đáo. Ga Đà Lạt được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 2001.

Ga đường sắt Đà Lạt phục vụ khách du lịch

Ga đường sắt Đà Lạt phục vụ khách du lịch

Với kế hoạch đưa ga đường sắt Đà Lạt vào khai thác du lịch theo hướng công nghiệp, UBND tỉnh yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Du lịch và quy định pháp luật có liên quan trong quá trình quản lý, khai thác kinh doanh du lịch tại Điểm du lịch "Ga đường sắt Đà Lạt".

Kế hoạch trọng tâm của Lâm Đồng là khôi phục, cải tạo và khai thác có hiệu quả 83km tuyến đường sắt răng cưa độc đáo Đà Lạt - Tháp Chàm cho mục đích du lịch. Hiện nay mới khai thác tàu du lịch cho đoạn Trại Mát - Đà Lạt dài gần 7 km.

Ngoài khai thác du lịch, ga xe lửa Đà Lạt còn được kỳ vọng thúc đẩy phát triển kinh tế đêm ở địa phương. Bà Trần Thị Vũ Loan - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt, hy vọng: “Ga xe lửa Đà Lạt sẽ góp phần vào đề án phát triển kinh tế đêm của thành phố, tạo nên một điểm nhấn, một sản phẩm du lịch văn hóa mới tại Đà Lạt”.

Có thể bạn quan tâm

  • Hồ Lắk mộng mơ

    Hồ Lắk mộng mơ

    00:30, 22/06/2024

  • Làn gió Ia Tul

    Làn gió Ia Tul

    16:09, 13/06/2024

  • Việt Nam đứng đầu danh sách điểm đến của du khách Ấn Độ

    Việt Nam đứng đầu danh sách điểm đến của du khách Ấn Độ

    16:03, 19/05/2024

  • Xuân về theo lễ hội Đền Thượng - Lào Cai

    Xuân về theo lễ hội Đền Thượng - Lào Cai

    17:57, 27/02/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ga Đà Lạt - điểm đến hoài cổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO