Gập ghềnh như Vicem

Diendandoanhnghiep.vn Với yêu cầu cổ phần hóa xong trước năm 2021, Vicem chỉ còn hơn 15 tháng để cổ phần hóa theo kế hoạch được Thủ tướng giao. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt danh mục 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Trong danh sách có 62 doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. Nhóm này gồm một số doanh nghiệp lớn như Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty Vận tải Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị (UDIC)... 

Những khó khăn của các công ty con rất có thể khiến VICEM tiếp tục lỗi hẹn IPO trong năm nay.

Vicem vẫn đang vất vả giải quyết khoản nợ hàng trăm tỷ đồng của Xi măng Sông Thao

Nằm trong tiến trình cổ phần hóa, thời gian qua, Vicem đã dừng đầu tư một loạt dự án dở dang, chuyển nhượng dự án không thuộc ngành nghề kinh doanh chính để thu hồi vốn, trong đó có Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem, Dự án xây dựng Khu tổng hợp Vĩnh Tuy; Dự án Nhà máy Kết cấu bê tông - Vật liệu xây dựng không nung; Dự án khu cảng Đông Hồi.

“Chạy nước rút” với cổ phần hóa

Vicem cũng có văn bản gửi Bộ Xây dựng kiến nghị việc chuyển nhượng dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem có diện tích đất xấp xỉ 8.500 m2 tại Hà Nội. Lý giải về việc chuyển nhượng Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem, và dừng bỏ vốn vào một số dự án, ông Bùi Hồng Minh, Tổng giám đôc Vicem cho biết: “chúng tôi phải thoái toàn bộ phần vốn đầu tư không thuộc ngành nghề chủ chốt đã đầu tư ra bên ngoài trong thời gian qua để phục vụ tái cơ cấu Vicem và cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ”.

Vicem sở hữu 10 doanh nghiệp sản xuất xi măng, với năng lực sản xuất trên 30 triệu tấn sản phẩm/năm. Trong số này, có 1 số  doanh nghiệp yếu, cần phải được tái cấu trúc tổng lực, là Vicem Hải Vân, Vicem Tam Điệp và Vicem Sông Thao. Điểm chung của các doanh nghiệp trên là quy mô công suất nhỏ, hạn chế về thị trường, năng lực quản trị và năng lực tài chính yếu. Vicem Tam Điệp có công suất nhỏ, chỉ 1,5 triệu tấn/năm, khó dẫn dắt được thị trường nên tiêu thụ càng kém, lợi nhuận có, nhưng khó bứt lên được.

Vicem Hải Vân cũng không khá hơn. Về với Vicem từ năm 2002, đã 16 năm trôi qua, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp này chỉ quanh quẩn ở mức 20-30 tỷ đồng/năm. Lãnh đạo Vicem nhìn nhận, Hải Vân đã bỏ quên thị trường rất rộng lớn và có tiềm năng tăng trưởng tốt là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Với Vicem Sông Thao, đây là doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém được chuyển về Vicem, dù đã có nhiều cải thiện về sản xuất, kinh doanh, nhưng công cuộc tái cơ cấu vẫn chưa thể dừng lại.

Trong 4 năm qua, lộ trình CPH Vicem gặp không ít gập ghềnh. Tháng 3/2015, Vicem xác định xong giá trị doanh nghiệp, đã gửi toàn bộ hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp, tài sản, công nợ… lên Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính thẩm định, kiểm toán (dự kiến thực hiện CPH vào đầu năm 2016).

"Tàn tạ vì các ông con"

Nhưng theo chủ trương của Chính phủ, CPH công ty mẹ Vicem phải đi kèm với tái cơ cấu 2 nhà máy xi măng Hạ Long (từ TCT Sông Đà, Tập đoàn Dầu khí) và Sông Thao (từ HUD và Lilama). Vì thế, sau khi chuyển xong  2 nhà máy xi măng này về Vicem, sẽ xác định lại vốn doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp rồi mới tiến hành CPH.

Trên thực tế, việc chậm trễ trong CPH của Vicem không đơn thuần do “ôm” 2 công ty con đang thua lỗ. Bởi bên cạnh các khoản đầu tư có hiệu quả, một số khoản đầu tư của Vicem không được như mong muốn, không thoái được vốn, như CTCP Xi măng Vicem Bút Sơn, Hải Vân, Hoàng Mai… Đây cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình CPH của Vicem.

Dù trên báo cáo tài chính của Vicem có lãi, nhưng các công ty con của TCT này đang ôm các khoản nợ tổng cộng hàng ngàn tỷ đồng, có công ty bị xếp vào diện mất cân đối tài chính, phải giám sát đặc biệt. Đơn cử, ngay sau khi tiếp nhận Xi măng Hạ Long, Vicem tăng vốn điều lệ 2 lần cho doanh nghiệp này với số tiền 960 tỷ đồng, hoạt động sản xuất kinh doanh của Xi măng Hạ Long bước đầu đã có lãi. Đối với Xi măng Sông Thao, đến nay cũng đã bước đầu trả các khoản nợ trước đây.

Tuy nhiên, lỗ lũy kế của 2 công ty này vẫn còn lớn (Hạ Long lỗ lũy kế đến hết năm 2018 khoảng 3.580 tỷ đồng, Sông Thao lỗ lũy kế 410 tỷ đồng), hệ số nợ phải trả lớn hơn 3 lần vốn chủ sở hữu, thuộc diện mất an toàn về tài chính. Trong khi đó, tình hình sản xuất kinh doanh các công ty con khác của Vicem như Bút Sơn, Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp… vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi để có thể hoàn tất việc trả nợ để định giá. Từ đầu năm lại xuất hiện thêm những công ty con khác của Vicem có dấu hiệu lâm vào nợ khó đòi.

Đơn cử như Công ty Vicem Đà Nẵng, báo cáo tài chính quý I của công ty này, cho thấy các khoản phải thu ngắn hạn của công ty cuối quý I là 71,8 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 74,4 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, trong bảng cân đối kế toán, khoản dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi trị giá hơn 7,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,6% doanh thu thuần của công ty trong quý I/2019.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gập ghềnh như Vicem tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713608300 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713608300 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10