GDP từ góc nhìn chính sách công: (Bài 2) GDP - “Thước đo” tăng trưởng thuộc kinh tế thị trường

Diendandoanhnghiep.vn GDP thông thường được tính bởi 3 phương pháp: chi tiêu, thu nhập và giá trị gia tăng.

Trong kinh tế học, GDP (được viết tắt từ các chữ cái đầu của thuật ngữ tiếng Anh Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội. Đó là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

GDP thông thường được tính bởi 3 phương pháp: chi tiêu, thu nhập và giá trị gia tăng. Thí dụ, theo phương pháp đầu GDP được cấu thành bởi chi tiêu của hộ gia đình, của chính phủ, của các nhà đầu tư và xuất khẩu dòng (hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu).

Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, giá trị của nó như là một chỉ số vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Các phương pháp khác nhau đôi khi cho kết quả khác biệt, nên khó so sánh giữa các quốc gia; Nó không tính đến sự hài hoà trong phát triển, không chuẩn xác trong đánh giá mức sống và bất bình đẳng trong thu nhập.

Ngoài ra, GDP tính gộp cả chi phí khắc phục, sửa chữa từ hiệu ứng tiêu cực, nhưng lại không tính đến kinh tế ngầm, kinh tế phi tiền tệ như kinh tế trao đổi, các công việc tình nguyện, chăm sóc trẻ em miễn phí do cha, mẹ (không làm việc) đảm nhiệm hay sản xuất hàng hóa tại gia đình, giá trị của thời gian nghỉ ngơi.

Từ khi GDP trở thành chỉ tiêu đo lường quan trọng, nó luôn được hoàn thiện bởi các nhà kinh tế vì mục tiêu ứng dụng thực tế. Họ không mệt mỏi tìm kiếm các mô hình để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế.

Từ Mô hình D. Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng, đến Mô hình R. Solow, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 1987, xác định rằng việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng và một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn.

Và, gần đây, dựa trên mô hình tăng trưởng của Solow, những khôi nguyên Nobel kinh tế 2018, Paul M. Romer và William D. Nordhaus, đã mở rộng phạm vi phân tích kinh tế bằng cách thiết kế các công cụ cần thiết nhằm kiểm tra xem nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến tự nhiên và tri thức như thế nào trong dài hạn.

Hai ông đã đẩy xa nghiên cứu vấn đề trọng tâm của kinh tế học, rằng những ràng buộc quan trọng nhất đối với nguồn lực liên quan đến tự nhiên và tri thức và tự nhiên quy định các điều kiện chúng ta sống và tri thức xác định khả năng quản lí các điều kiện này, đã lý giải cách mà tự nhiên và tri thức chịu tác động bởi thị trường và hành vi kinh tế.

Trong đó, Paul M. Romer đề xuất và chứng minh ý tưởng cho rằng chính bản thân tăng trưởng sinh ra tiến bộ kĩ thuật (chứ không phải ngược lại), có nghĩa rằng nguồn gốc của tăng trưởng là ‘nội sinh’ và tăng trưởng phụ thuộc vào vận tốc đã đạt được.

Cần lưu ý rằng các nhà kinh tế nổi tiếng, các mô hình và các nghiên cứu của họ thuộc về thế giới các nước tư bản phát triển và nền kinh tế thị trường. Họ thường thiên lệch về phía các giải pháp chính sách dựa vào thị trường, và các khuyến nghị về chính sách được các nhà kinh tế ủng hộ có xu hướng chỉ tập trung giải quyết những thất bại thị trường thật cụ thể.

Ví dụ, để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu, các nhà kinh tế có xu hướng ủng hộ áp giá phát thải carbon cao. Nhưng khoa học kinh tế chưa từng đưa ra những kết luận chính sách được xác định trước.

Đối với GDP, trong phần lớn thế kỷ 20, kinh tế học chủ yếu quan tâm đến dữ liệu tổng gộp, và các mô hình thường giả định rằng tất cả các hộ gia đình trong nền kinh tế đều có thể được khái quát hóa thành một “hộ tiêu biểu” và tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều được tổng gộp thành một “doanh nghiệp tiêu biểu”. Nghĩa là các mô hình đã bỏ qua tính không đồng nhất.

Bởi vậy, một trong những vấn đề hóc búa là làm thế nào để đưa tính không đồng nhất vào nền tảng lý thuyết của kinh tế học và vào các mô hình mà các nhà hoạch định chính sách sử dụng để trả lời tốt hơn các câu hỏi từ thực tế, thí dụ, tại sao có bất bình đẳng và giải pháp là gì?”.

=>> Mời độc giả đón đọc bài 3: Vận dụng GDP trong nền kinh tế thị trường

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết GDP từ góc nhìn chính sách công: (Bài 2) GDP - “Thước đo” tăng trưởng thuộc kinh tế thị trường tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714132313 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714132313 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10