Doanh nghiệp nông nghiệp "khó trăm bề", kiến nghị được "trợ lực"

Diendandoanhnghiep.vn Chuỗi cung ứng đứt gãy, nhân lực thiếu hụt, tiêu thụ gián đoạn...doanh nghiệp kiến nghị cần những chính sách vay vốn với ưu đãi thấp, hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cho nông nghiệp công nghệ cao.

Chia sẻ với phóng viên DĐDN bên lề Diễn đàn “Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh”, ông Trần Đức Minh – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Triệu Sơn (Triso Group) cho biết, sản xuất Nông nghiệp tại Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết, nên yếu tố rủi ro là rất lớn.

Chủ tịch HĐQT TRISO Group Trần Đức Minh và các nhà khoa học làm việc tại vườn sâm báo tại Vinh Lộc - Thanh Hoá

Chủ tịch HĐQT TRISO Group Trần Đức Minh và các nhà khoa học làm việc tại vườn sâm báo tại Vinh Lộc - Thanh Hoá.

"Khó trăm bề"

Cùng với đó, thị trường tiêu thụ đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp không ổn định, người dân và doanh nghiệp thường xuyên đối mặt với tình trạng được mùa thì mất giá, mất mùa thì được giá, khiến cho người dân và doanh nghiệp vô cùng hoang mang lo lắng.

"Bên cạnh những khó khăn riêng của ngành nông nghiệp, thì chúng tôi còn chịu tác động mạnh mẽ và càng trở nên khó khăn khi đối mặt với tình trạng Covid-19 kéo dài, khi việc xuất khẩu nông sản bị gián đoạn, các hoạt động lưu thông hàng hoá trong nước và giữa các địa phương bị đứt gãy", ông Trần Đức Minh nhấn mạnh.

Đứng trước khó khăn đó, doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Cụ thể, Chủ tịch Triso Group cho biết, khó khăn thứ nhất, là vấn đề đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp bấp bênh, thiếu tính ổn định, khiến người nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp, bị động, dè chừng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất.

"Các hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn vì Covid-19, tình hình tiêu dùng trong nước dư thừa và sự cạnh tranh khốc liệt từ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của các quốc gia khác", ông Trần Đức Minh nói.

Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn và kéo dài trong khi điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai chưa thực sự thuận lợi, điều này dẫn đến tâm lý e ngại đầu tư sợ rủi ro. Mặt khác, chi phí đầu tư cho sản xuất lớn dẫn đến giá thành sản phẩm cao, gây khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường.

Thứ ba, nguồn lao động phục vụ cho phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao đang thiếu. "Hiện nay lao động trẻ có trình độ văn hóa nhất định dễ tiếp thu các tiến bộ khoa học và công nghệ thì thường ra thành phố làm việc, còn lại lao động nông thôn chủ yếu là người già và phụ nữ lớn tuổi. Chính vì vậy, việc tiếp thu các kiến thức, quy trình công nghệ mới còn hạn chế", ông Trần Đức Minh nêu thực tế.

Doanh nghiệp Nông nghiệp tiếp cận nguồn vay vốn rất khó khăn và nguồn vốn được vay với giá trị thấp vì các tài sản cố chấp có giá trị thấp, hoặc đất chỉ là đất đi thuê lại nên việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp Nông nghiệp tiếp cận nguồn vay vốn rất khó khăn và nguồn vốn được vay với giá trị thấp vì các tài sản cố chấp có giá trị thấp, hoặc đất chỉ là đất đi thuê lại nên việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn.

Thứ tư, các Doanh nghiệp Nông nghiệp tiếp cận nguồn vay vốn rất khó khăn và nguồn vốn được vay với giá trị thấp vì các tài sản cố chấp có giá trị thấp, hoặc đất chỉ là đất đi thuê lại nên việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn.

Chính sách bình ổn giá

Do đó, để nỗ lực để khôi phục hồi sản xuất kinh doanh an toàn trong bối cảnh bình thường mới, những doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần có sự chung tay hỗ trợ của nhà nước, Chính phủ.

"Doanh nghiệp đề xuất, thứ nhất, cần chính sách trợ giá sàn như quỹ bình ổn giá với các sản phẩm nông nghiệp để Doanh nghiệp yên tâm đầu tư và sản xuất, khắc phục tình trạng bấp bênh giá của các sản phẩm nông nghiệp được mùa thì mất giá như hiện nay", Chủ tịch Triso Group đề xuất.

Thứ hai, doanh nghiệp cho biết cần có những chính sách vay vốn với ưu đãi thấp, được tiếp cận với các nguồn vay vốn dễ dàng hơn hiện tại để chúng tôi có vốn đầu tư ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh.

Thứ ba, vì tình hình dịch bệnh Covidd-19 diễn ra phức tạp trong 2 năm qua, nên các dự án khoa học KHCN đang triển khai bị chậm tiến độ và khó có thể hoàn thành theo tiến độ ban đầu. "Vì vậy, các doanh nghiệp đề xuất các bộ lùi thời gian trả kết quả của dự án thêm 1 - 2 năm so với kế hoạch ban đầu", ông Trần Đức Minh nhấn mạnh.

Thứ tư, để có nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ khả năng ứng dụng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao. “Chúng tôi đề xuất, chính phủ có chính sách để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp thông qua việc hỗ trợ học phí, cấp học bổng cho sinh viên theo học nông nghiệp công nghệ cao hay chế biến nông sản. Đó sẽ là tiền đề cho ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới và tạo đào cho các doanh nghiệp Nông nghiệp phát triển khi có nguồn nhân lực chất lượng”, ông Minh nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp nông nghiệp "khó trăm bề", kiến nghị được "trợ lực" tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714662728 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714662728 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10