Gia đình ông Trịnh Văn Bô: Một “bà đỡ” tài chính của chính quyền cách mạng

Diendandoanhnghiep.vn Ông Trịnh Văn Bô là một doanh nhân Việt Nam thành đạt ở giữa thế kỷ XX. Cách mạng tháng Tám thành công, gia đình ông đã ủng hộ 5.147 lượng vàng, tương đương số tiền gấp đôi ngân khố chính phủ lúc đó.

>>Doanh nhân và bài học đạo đức

Chân dung ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Nguồn ảnh tư liệu

Chân dung ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Nguồn ảnh tư liệu

Năm 1992, để triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Bộ Chính trị giao cho Đảng đoàn Mặt trận phối hợp với Ban Dân vận Trung ương chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất” vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tổ văn kiện do đồng chí Lê Quang Đạo, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận làm tổ trưởng. Vấn đề tư sản dân tộc lần đầu tiên được đặt ra nghiên cứu theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI – Đại hội đổi mới để “giai cấp công nhân không chỉ đoàn kết với nông dân, trí thức và các tầng lớp xã hội khác mà còn liên minh, hợp tác lâu dài với giới doanh nghiệp tư nhân vì lợi ích của hai bên theo đúng pháp luật và vì lợi ích chung của đất nước”.

Lật lại những tài liệu của Mặt trận Việt Minh, Liên Việt và Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đọc lại những bài viết của báo Cứu Quốc những năm đó, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử-những người đã từng được sự giúp đỡ của nhà tư sản dân tộc yêu nước.

Và cuối cùng là tiếp cận với chính những “bà đỡ” về tài chính của chính quyền cách mạng khi đất nước mới giành được độc lập. Trong bản danh sách các “bà đỡ” cùng những đóng góp về tiền bạc, sức lực, tài trí gửi kèm dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị nổi lên gia đình các ông Trịnh Văn Bô và vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ, Đỗ Đình Thiện và bà Trịnh Thị Điền, Nguyễn Sơn Hà, Ngô Tử Hạ…

>>Đạo đức doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp biểu hiện qua “nói đi đôi với làm”

>>Doanh nhân Việt và sứ mệnh “vượt trước”

>>Xây dựng chương mới về Doanh nhân Việt Nam

Ông Trịnh Văn Bô là một doanh nhân Việt Nam thành đạt ở giữa thế kỷ XX. Ông là một nhà tư sản dân tộc, từng tham gia Mặt trận Việt Minh, vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Cách mạng tháng Tám thành công, gia đình ông đã ủng hộ 5.147 lượng vàng, tương đương số tiền gấp đôi ngân khố chính phủ lúc đó: Hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi 48 Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) là một hàng buôn tơ lụa nổi tiếng của những năm 40 thế kỷ trước.

Chính tại nơi đây, Bác Hồ đã ở vào những ngày cuối tháng Tám và đầu tháng Chín năm 1945 và cho ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Ông sinh năm 1914 tại làng Bãi, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, tỉnh Sơn Tây, nay là xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ trong ngày mở đầu Tuần Lễ Vàng tại Nhà hát lớn Hà Nội 17/9/1945 (hàng trước từ trái sang ông Bô, bà Hồ, thân mẫu ông Bô). Nguồn ảnh tư liệu

Gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ trong ngày mở đầu Tuần Lễ Vàng tại Nhà hát lớn Hà Nội 17/9/1945 (hàng trước từ trái sang ông Bô, bà Hồ, thân mẫu ông Bô). Nguồn ảnh tư liệu

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, lại được học hành đến nơi đến chốn, thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần, ông được gửi sang Pháp du học. Học được hơn một năm, ông bị bố gọi về để “nối nghiệp kinh doanh của gia tộc”.

Năm 1932, ông xây dựng gia đình và được cha mẹ cho ra ở riêng tại số nhà 48 Hàng Ngang và kế thừa tên hiệu Phúc Lợi.

Với phương châm “Lộc bất tận hưởng”, mỗi lần buôn may, bán đắt gia đình đều dành một phần để làm phúc.

Theo gia đình kể từ ngày đầu khởi nghiệp, sau khi ra ở riêng, bố mẹ cho 30 ngàn Đông Dương làm vốn. Do cần cù, biết tính toán, nắm bắt thời cơ và tiết kiệm cộng với uy tín của cha nên việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi và liên tục phát triển.

Phúc Lợi trở thành thương hiệu nổi tiếng cả trong Nam, ngoài Bắc, sang Lào, Campuchia, thậm chí có giao dịch buôn bán với cả thương nhân Pháp, Anh, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản.

Do kinh doanh thuận lợi, công tác từ thiện ngày càng được mở rộng. Từ việc tài trợ 100 chiếc đại tiểu - để di dời hài cốt ở nghĩa trang Nghĩa Hưng đến ủng hộ vật chất cho những gia đình bị bom Mỹ - Nhật ném xuống Đông Khê, Thất Khê rồi ủng hộ những làng bị bão lụt ở Hưng Yên, mua chăn cấp cho trẻ sơ sinh ở các nhà thương, cứu giúp những người bị đói từ khắp nơi đổi về Hà Nội.

Thấy được chữ Tâm ở một gia đình tư sản, Việt Minh cử các đồng chí Tạ Văn Lưu và Văn Thực bí mật đến gặp gỡ, tuyên truyền, vận động. Kết quả, ngày 14/11/1944 ông bà và người con cả chính thức gia nhập Việt Minh.

Ngày 29/3/1945, đồng chí Khuất Duy Tiến - một cán bộ cách mạng vừa vượt ngục trở về được người bạn đưa đến gặp gia đình bà Bô. Ông Tiến thông báo về tình hình thời cuộc, về “đêm trước của cuộc cách mạng” và nêu rõ: Lúc này Việt Minh rất cần tiền để xây dựng và tổ chức phát triển lực lượng. Ông Trịnh Văn Bô xin được thoát ly.

Tuần lễ vàng ủng hộ Quỹ độc lập ở Hà Nội tháng 9/1945. Nguồn ảnh tư liệu

Tuần lễ vàng ủng hộ Quỹ độc lập ở Hà Nội tháng 9/1945. Nguồn ảnh tư liệu

Thay mặt tổ chức, đồng chí Khuất Duy Tiên khuyên: “Cô chú ở lại, tiếp tục kinh doanh sẽ có lợi cho cách mạng hơn. Tuyên truyền, vận động mọi người ủng hộ tiền bạc cho Việt Minh cũng là nhiệm vụ cách mạng. Việt Minh lúc này cần rất nhiều tiền. Nói thật với cô chú là 5 xu mua báo cũng khó và quỹ chỉ còn mấy trăm bạc”. Gia đình hứa sẽ ủng hộ Việt Minh một vạn đồng Đông Dương (tương đương 25 cây vàng), sẽ giao tiền vào tuần sau.

Đúng hẹn, đồng chí Khuất Duy Tiến đến nhận số tiền gia đình hứa và càng vui hơn khi được gia đình hứa ủng hộ tiếp một vạn đồng nữa. Tính đến ngày 19/8, gia đình hộ Trịnh đã ủng hộ Việt Minh 8 vạn 5 nghìn đồng Đông Dương (tương đương 212,5 cây vàng theo thời giá khi đó).

Trước những khó khăn mới của chính quyền cách mạng non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra hàng loạt những giải pháp nhằm huy động sức dân “bảo vệ nền độc lập mong manh của mình”.

Người dân Việt Nam quét từng hạt gạo rơi vãi trên đường do quân Nhật vận chuyển, năm 1945. Nguồn ảnh tư liệu

Những người dân Việt Nam quét từng hạt gạo rơi vãi trên đường do quân Nhật vận chuyển, năm 1945. Nguồn ảnh tư liệu

Ngày 4/9/1945, thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, thừa lệnh Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ban hành Sắc lệnh lập quỹ mang tên “Quỹ Độc Lập” để thu nhận tiền, vàng, các đồ vật có giá trị.

Ông Trịnh Văn Bô được tiến cử vào Ban Vận động. Gia đình tiếp tục đóng góp cho “Quỹ Độc Lập” hai mươi vạn đồng Đông Dương, tương đương 500 cây vàng. Ngoài ra, còn vận động thêm được hơn một triệu đồng cho quỹ.

Trong “Tuần lễ vàng” gia đình đóng góp 117 cây vàng và vận động nhân dân ủng hộ hơn một nghìn cây vàng.

Khi Chính phủ Cách mạng lâm thời từ chiến khu về Hà Nội, ngôi nhà 48 Hàng Ngang đã từng được dùng làm nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Chính tại ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tiếp các sĩ quan OSS Archimedes Patti và Alison Thomas.

Các lễ phục của các vị lãnh đạo Việt Minh trong ngày Lễ Độc Lập phần lớn là do gia đình ông Trịnh Văn Bô cung cấp. Các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, mặc các bộ comple của ông Bô. Riêng chiếc áo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vải may là do hiệu buôn Phúc Lợi cung cấp.

Người dân và trẻ em Việt Nam trong nạn đói năm 1945. Nguồn ảnh tư liệu

Người dân và trẻ em Việt Nam trong nạn đói năm 1945. Nguồn ảnh tư liệu

Ngày 19/12/1946 – ngày Toàn quốc kháng chiến. Cũng như nhiều gia đình Hà Nội khác, cả gia đình ông Trịnh Văn Bô tản cư lên Cao Bằng còn bản thân ông công tác tại Văn phòng Chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc.

Năm 1954 thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương. Thủ đô được giải phóng. Năm 1955 cả gia đình ông trở về Hà Nội. Ông Trịnh Văn Bô được phân công giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội và giữ chức vụ đó đến ngày nghỉ hưu. Ông năm 1988 thọ 74 tuổi.

Cả hai ông bà đều được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Năm 2006 ông được truy tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” cùng 3 doanh nhân nổi tiếng khác là Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà.

Năm 2014 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trịnh Văn Bô, mừng đại thọ bà Hoàng Thị Minh Hồ, Bộ Tài chính có biên soạn cuốn “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính Việt Nam”, nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình với Đảng, Nhà nước và ngành tài chính.

Ông Nguyễn Túc sinh năm 1937, tại huyện Cẩm Giàng, hiện đang là Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về văn hóa - xã hội Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Đến nay, ông đã có 52 năm công tác liên tục trong lĩnh vực dân vận và MTTQ, có nhiều đóng góp quan trọng.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gia đình ông Trịnh Văn Bô: Một “bà đỡ” tài chính của chính quyền cách mạng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711692390 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711692390 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10