Hàng loạt bãi tập kết cát, sỏi nạo vét của các doanh nghiệp nằm sai toạ độ, trong cao trình lòng hồ thuỷ điện, Gia Lai đã yêu cầu các doanh nghiệp tạm dừng khai thác.
>>Gia Lai: Gian nan ngăn chặn khai thác cát trái phép
Sau hàng loạt sai phạm của các đơn vị khai thác cát, sỏi trong lòng hồ thuỷ điện Ia Ly, UBND huyện Chư Păh đã lập đoàn kiểm tra nạo vét, tập kết và vận chuyển khoáng sản.
Tại điểm tập kết của Công ty TNHH MTV Nhất Quý Gia Lai, đơn vị này có giấy phép hoạt động nạo vét cát, sỏi trong phạm vi bảo vệ công trình Thủy điện Ialy do Bộ Công thương cấp. Tuy nhiên bãi tập kết nằm dưới cao trình 517 của lòng hồ. Do đó, đoàn kiểm tra xác định đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ công trình thủy lợi, hành lang an toàn công trình thủy điện.
Đoàn kiểm tra đã yêu cầu công ty ngừng hoạt động, tự quản lý tài sản và phương tiện, nghiêm cấm vận chuyển khoáng sản ra khỏi bãi tập kết.
Tương tự, tại bãi tập kết của Công ty TNHH MTV Khang Minh Đạt nằm dưới cao trình 517 của lòng hồ. Và hoạt động theo giấy phép nạo vét cát, sỏi trong phạm vi bảo vệ công trình Thủy điện Ialy do Bộ Công thương cấp. Do đó, đoàn kiểm tra yêu cầu dừng hoạt động, tự quản lý tài sản và nghiêm cấm vận chuyển khoáng sản ra khỏi bãi tập kết.
Một sai phạm khác được xác định, các doanh nghiệp được cấp phép nạo vét đã không tập kết khoáng sản về điểm quy định để chờ đấu giá mà vận chuyển ngay ra khỏi bãi. Hành vi này được cho là lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của địa phương cơ quan chuyên môn để gây thất thoát tài nguyên khoáng sản.
Riêng Công ty Trách nhiệm hữu hạn xây dựng Trường Sơn không có giấy phép hoạt động trên địa bàn huyện Chư Păh, chỉ thuê đất của người dân để tập kết cát mua từ Công ty Cổ phần T&D Kon Tum.
Thời điểm kiểm tra, tại bãi tập kết của doanh nghiệp đều có trữ lưỡng cát, máy múc và phương tiện dùng để hút nạo nét cát sỏi trên lòng hồ.
>>Phú Yên: Kiên quyết xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản
Theo ông Đoàn Tiến Cường - Giám đốc Công ty thuỷ điện Ialy cho biết khi phát hiện tàu hút cát đến phạm vi 300 mét cách chân đập thì sẽ bị đẩy đuổi ra xa, tránh ảnh hưởng đến thâm đập. Còn việc nạo hút cát sỏi trên lòng hồ thuộc quản lý của địa phương.
Thuỷ điện Ia Ly hiện nay không chỉ là nhà máy phát điện, mà còn là nơi tham quan du lịch của du khách mỗi khi đến Gia Lai. Do đó, việc bảo vệ công trình cũng như cảnh quan tự nhiên của lòng hồ thuỷ điện Ia Ly là việc cần làm, và tránh những hệ luỵ khác về an ninh, trật tự xã hội.
Sau khi tình trạng khai thác cát trái phép được phản ánh, UBND tỉnh Gia Lai đã có Công văn số 3210/UBND-CNXD gửi UBND tỉnh Kon Tum, Công an tỉnh Kon Tum đề nghị phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý khai thác khoáng sản khu vực lòng hồ giáp ranh của 2 tỉnh.
Hai địa phương dự kiến sẽ thành lập tổ công tác hoặc có phương án thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phòng-chống khai thác khoáng sản trái phép.
Là người có kinh nghiệm lâu năm trong quản lý tài nguyên khoáng sản, ông Võ Thanh Hải - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum nêu lên một thực tế, “cát tặc” hoạt động vào ban đêm nên khó phát hiện bắt quả tang, khi lực lượng chức năng truy đuổi thì chúng trốn chạy về địa phận Gia Lai.
“Chỉ có việc kiên quyết xử lý chủ tàu, tạm giữ phương tiện thực hiện hành vi vi phạm, xoá bỏ bãi tập kết trái phép mới ngăn chặn hiệu quả việc khai thác khoáng sản hồ Ialy,” ông Hải nêu lên một giải pháp.
Có thể bạn quan tâm
Phú Yên: Kiên quyết xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản
14:00, 23/11/2023
Vì sao Nghệ An liên tục kiểm tra các mỏ khai thác khoáng sản?
03:20, 25/10/2023
Nghệ An: Bất cập tại dự án nạo vét tận thu bùn, đất bồi lắng đập Chọ Ràn
00:30, 23/06/2023
Quảng Nam: Dùng nguồn cát nạo vét sông Cổ Cò thi công đập ngăn mặn
12:03, 29/03/2023
Gia Lai: Gian nan ngăn chặn khai thác cát trái phép
00:06, 21/11/2023