Giá trị của học vị tiến sĩ

Diendandoanhnghiep.vn Giá trị của học vị tiến sĩ vẫn còn vì dư luận còn bàn đến chuẩn tiến sĩ. Tức là, xã hội vẫn còn coi trọng học vị này.

d

Theo Thông tư 18/2021, bài báo quốc tế không còn là yêu cầu bắt buộc đối với nghiên cứu sinh nữa

Theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới được Bộ GD-ĐT ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021, bài báo quốc tế không còn là yêu cầu bắt buộc đối với nghiên cứu sinh nữa.

Cụ thể, quy chế mới yêu cầu nghiên cứu sinh là tác giả chính của báo cáo hội nghị khoa học, bài báo khoa học được công bố trong các ấn phẩm thuộc danh mục WoS/Scopus, hoặc chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên theo ngành đào tạo, hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành.

Các công bố phải đạt tổng điểm từ 2,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (không chia điểm khi có đồng tác giả), có liên quan và đóng góp quan trọng cho kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án. Bên cạnh đó, theo quy chế mới, người hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng không cần có công bố quốc tế. 

Điều này khiến nhiều ý kiến cho rằng, quy chế mới đã “hạ chuẩn” tiến sĩ, đặc biệt là đối với ngành KHXH. Dẫn đến nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận, trong đó nhiều nhà khoa học có tâm huyết với nền giáo dục nước nhà.

Trước phản ứng của dư luận và nhiều ý kiến của chuyên gia, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Bộ GD-ĐT nghiên cứu các ý kiến góp ý trên tinh thần cầu thị, nghiêm túc, có hình thức phù hợp để trao đổi ý kiến thật sự khoa học và tiếp thu các ý kiến xác đáng nhằm nâng cao chất lượng và tiếp cận với chuẩn mực quốc tế trong đào tạo tiến sĩ. Đối với những ngành đặc thù thì có quy định cho phù hợp, đảm bảo chất lượng.

Các tiêu chuẩn, điều kiện đối với người hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng được nâng cao so với quy định hiện hành. Trong ảnh: Các tiến sĩ trong lễ nhận bằng của Học viện Bưu chính Viễn thông. Ảnh: Thanh Hùng

Các tiến sĩ trong lễ nhận bằng của Học viện Bưu chính Viễn thông. Ảnh: Thanh Hùng

Khách quan mà nói, Thông tư 18 có điểm tích cực như trao quyền tự chủ hơn cho các cơ sở đào tạo, nhưng cần xem lại “phần cứng” của nghiên cứu sinh và người hướng dẫn. Đối với các ngành KHXH thì thông tư này được xem là chặn đứng đà phát triển học thuật KHXH của nước nhà.

Vì Quy chế đào tạo tiến sĩ từ năm 2017 yêu cầu nghiên cứu sinh và người hướng dẫn phải có bài báo đăng tạp chí ISI/Scopus. Đây là điểm thành công nhất, tạo nên một bước ngoặt lớn.

Thực tế cho thấy, sau Thông tư 08 về đào tạo tiến sĩ năm 2017 với sự chú trọng đến công bố quốc tế, nghiên cứu về KHXH ở Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất đáng ghi nhận về trong mọi chuyên ngành hẹp.  Kể cả các chuyên ngành được xem là có “tính đặc thù”, tưởng chừng như rất khó công bố cũng có sự thay đổi đáng kể.

Cụ thể, các chuyên ngành như Nhân học, Văn học, Triết học, Thư viện và khoa học thông tin, đô thị học trong năm 2016 đều chỉ công bố được dưới 10 bài thì đến các năm 2018, 2020, số xuất bản đều tăng dần lên tới “hai chữ số”, đặc biệt ấn tượng có chuyên ngành Thư viện và Khoa học thông tin, đến năm 2020 đã công bố được 77 bài. Tương tự, các ngành khác như Tâm lý, Văn hóa, Luật, Khoa học chính trị và quan hệ quốc tế, lịch sử, ngôn ngữ cũng đều có sự tăng trưởng đều từ 2016 đến 2020.

Thực tế cho thấy, dù lĩnh vực KHXH hay KHTN, điều quan trọng là trước khi công bố quốc tế hay trong nước thì phải xem bài báo ấy có tác dụng trong thực tế hay không. Nói như GS.TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam: “Một bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế và được công nhận song không áp dụng được vào Việt Nam thì viết để làm gì?”.

Dù rằng, không thể có quy chế chung cho tất cả các ngành, các lĩnh vực. Vì mỗi ngành có quy luật riêng, có yêu cầu riêng về chính sách, mỗi nhà nước cũng có văn bản riêng về những vấn đề này. Thế nhưng, chúng ta đừng vin vào cái khác biệt giữa hai lĩnh vực KHXH và KHTN để hạ chuẩn, đánh đồng như nhau.

Nói như vậy, bởi, không thể phủ nhận rằng những người làm KHXH ở Việt Nam cũng giỏi, rất giỏi chứ không phải không. Tiếc rằng, một thực tế không mấy vui là nhiều người không có động lực hướng đến “chuẩn quốc tế” khi mà họ đạt tới giáo sư, phó giáo sư và hài lòng với cái danh của mình, không nỗ lực phấn đấu để tạo nên một nền học thuật phát triển cho nước nhà.

Trong bối cảnh đầu ra của giáo dục là đầu vào của công vụ và chúng ta dễ hình dung khi đầu ra giáo dục chất lượng thấp thì đương nhiên chất lượng đầu vào công vụ cũng thấp, đấy là chưa kể những tiêu cực trong thi công chức làm cho cái chất lượng này còn thấp thêm một nấc nữa. Nói một cách dân dã thì mươi năm trở lại đây, học để lấy bằng thạc sĩ, thậm chí cả tiến sĩ là khá dễ.

Chính có sự dễ dãi như vậy nên có dư luận về sự không trung thực trong đào tạo và cấp các loại bằng này âu cũng là điều tất nhiên. Đã có lúc dư luận xôn xao về trường hợp này, trường hợp kia không xứng đáng mang học vị tiến sĩ, nhưng rồi mọi sự lại đâu vào đấy. Nguyên nhân chủ yếu cũng tại cái cách quản lý của chúng ta. Vậy thì chúng ta phải chấn chỉnh ngay từ khâu quản lý trước tiên trước khi nghĩ đến những vấn đề xung quanh hai chữ: Tiến sĩ!

Dẫu sao đi nữa, cái giá trị của học vị tiến sĩ vẫn còn vì dư luận còn bàn đến chuẩn tiến sĩ. Tức là, xã hội vẫn còn coi trọng học vị này. Đó được xem như điều may mắn!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giá trị của học vị tiến sĩ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713531342 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713531342 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10