Giá vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thể cao hơn xe buýt khoảng hơn 40%

B.T 27/09/2018 11:00

Thông tin này vừa được ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết khi trao đổi với báo chí.

Theo đó, giá vé của đường sắt Cát Linh - Hà Đông gồm có giá mở cửa và cộng thêm theo nguyên tắc đi bao nhiêu trả bấy nhiêu.

Đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông trong ngày đầu chạy thử.

Có thể bạn quan tâm

  • Tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ chính thức phục vụ người dân từ dịp Tết Nguyên đán

    00:00, 21/09/2018

  • Đoàn tàu Cát Linh-Hà Đông trong ngày đầu chạy thử

    11:21, 20/09/2018

  • Hôm nay (20/9), dự án tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử toàn tuyến

    06:17, 20/09/2018

  • Kiểm toán Dự án Cát Linh – Hà Đông: Hồi hộp chờ người “chịu trách nhiệm”!

    05:00, 17/09/2018

  • Sắp chạy thử toàn tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông

    05:20, 24/08/2018

  • Dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông có “về đích” đúng hẹn?

    11:00, 13/05/2018

  • Bác tin đường sắt Cát Linh - Hà Đông “vỡ” tiến độ đến 2021

    01:18, 31/03/2018

  • Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và món nợ 650 tỷ đồng/năm

    09:38, 24/01/2018

  • Dự án Đường Cát Linh - Hà Đông: “Nới” tiến độ, “lỏng” niềm tin

    05:06, 10/12/2017

  • Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Bài học đã thuộc?

    05:14, 22/09/2017

  • Những lần "lỗi hẹn" của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

    07:40, 19/09/2017

  • Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông “lỗi hẹn” kế hoạch chạy thử?

    11:00, 18/09/2017

Ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội), đơn vị quản lý vận hành, khai thác tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho biết, phương án giá vé đã được trình UBND TP. Hà Nội xem xét, phê duyệt.

Phương án giá vé được xây dựng với sự hỗ trợ của JICA, theo kinh nghiệm thế giới và căn cứ khả năng chi trả của người dân, có trợ giá của nhà nước để có tính cạnh tranh với phương tiện cá nhân.

Phương pháp xây dựng giá vé là có một mức giá cố định chung (giá mở cửa), sau đó cộng thêm tiền cho mỗi kilomet, theo nguyên tắc đi bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu. Mức giá vé lượt khác với giá vé tháng. Trong đó, vé tháng được tính theo thời gian thực, đủ 30 ngày, không tính theo thời gian từ đầu tháng đến cuối tháng theo lịch như xe buýt hiện nay.

Tính bình quân, mức giá vé của đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đề xuất cao hơn xe buýt khoảng hơn 40%.

“Giá vé tuyến đường sắt trên được thành phố trợ giá nên phù hợp với thu nhập người dân. Đặc biệt, người dân đi bao nhiêu km trả tiền bấy nhiêu, không cào bằng như xe buýt", ông Vũ Hồng Trường nhấn mạnh và khẳng định “Giá vé đơn vị đề xuất không phải để cạnh tranh với các loại hình công cộng khác mà nhằm mục đích thu hút người dân chuyển từ sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng”.

Về vấn đề giao thông kết nối, ông Vũ Hồng Trường cho biết năng lực thiết kế của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 144 chuyến/ngày với 960 hành khách/chuyến. Như vậy có khoảng 160.000-180.000 hành khách/ngày, gấp 10 lần tuyến xe buýt nhanh BRT nên Hà Nội đã lên phương án giải tỏa nhanh lượng hành khách xuống tại các nhà ga và tiếp cận nhà ga.

Theo phân tích của ông Trường, ở một số thành phố trên thế giới, với cách tính phổ thông cho quãng đường 6,5 km, giá vé metro có mức thấp nhất là 0,8 USD (khoảng 18.000 đồng); Giá cao nhất là 2,2 USD (khoảng 50.000 đồng). Đơn vị đã khảo sát hơn 1.500 người dân Hà Nội sống gần tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, kết quả đa số ý kiến chấp thuận giá vé đường sắt đô thị cao hơn giá vé xe buýt từ 30-37%; Giá vé tháng cao hơn 15-20%. Ví dụ, giá xe buýt là 7.000 đồng thì vé đường sắt là 10.000 đồng/vé.

Theo kế hoạch, đường sắt Cát Linh - Hà Đông khi vận hành chính thức sẽ hoạt động từ 5h sáng đến 23h đêm hàng ngày; từ 5 - 6 phút có một chuyến, ngoài giờ cao điểm 10 phút chuyến; mỗi khi tiếp cận ga, đoàn tàu sẽ dừng khoảng 30 giây để hành khách lên xuống.

Tàu được thiết kế chạy 80km/h, tuy nhiên vận tốc khai thác bình quân sẽ chạy ở tốc độ 35km/h và tốc độ cho phép chạy đến 65km/h. Với tốc độ trên và được chạy trên đường không có chướng ngại vật, từ bến xe Yên Nghĩa đến ga Cát Linh và ngược lại (dài 13,1km) trung bình hết 15 - 20 phút.

Trước đó, từ 22/9, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức được vận hành thử. Trong những ngày vận hành thử Tổng thầu Trung Quốcđã lập 5 đoàn tàu chạy liên tục dọc trên tuyến chính theo cả hai chiều. Mỗi đoàn tàu chạy cách nhau 10 phút và vận hành qua hệ thống điều khiển tự động.

Trong thời gian đầu chỉ những người được phân công nhiệm vụ mới tham gia và đều là nhân lực thuộc Tổng thầu Trung Quốc. Đến giai đoạn hệ thống vận hành ổn định, Ban quản lý dự án sẽ từng bước đưa nhân sự Việt Nam vào để đào tạo thực hành.

Ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, trước khi tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy thử, các hệ thống khác của dự án như: đường ray, cáp điện... đã được kiểm tra, vận hành đảm bảo thông số kỹ thuật an toàn.

Việc tích hợp tất cả hệ thống để vận hành chạy như một đoàn tàu bình thường hôm nay là giai đoạn tiếp theo trước khi đưa đoàn tàu vào khai thác thương mại (khoảng 3-6 tháng nữa).

Thứ trưởng cho biết, trong quá trình chạy thử, Tổng thầu Trung Quốc phải căn chỉnh đảm bảo các thông số kỹ thuật cũng như kỹ năng vận hành để sau này khi đưa vào khai thác thương mại đảm bảo an toàn. "Tuy nhiên, việc đưa vào tổ chức khai thác thương mại còn phụ thuộc nhiều yếu tố như tổ chức giao thông, tiếp quản quản lý giữa các bên". - ông Đông thông tin thêm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giá vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thể cao hơn xe buýt khoảng hơn 40%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO