Giá xăng “tăng tốc” và những câu hỏi khó có trả lời thỏa đáng

Bài: SÔNG HÀN - Ảnh: TUẤN VỸ 09/06/2022 04:30

Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến giá xăng dầu cho cho đến giờ không phải lúc nào cũng được trả lời thỏa đáng.

>>Giá xăng tại Việt Nam: Trông người lại ngẫm đến ta

Dù tình hình kinh tế Việt Nam rất khởi sắc trong 5 tháng đầu năm với GDP dự báo vào năm 2022 có thể đạt mức 6-6,5% thì cũng không thể lơ là cảnh giác trước nguy cơ lạm phát đang ngày một tăng cao. Đây là tình huống bất khả kháng, bởi không chỉ Việt Nam mà còn rất nhiều các cường quốc khác trên thế giới đang gặp vấn đề này như Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu Âu.

Nếu lạm phát xảy ra thì người bị thiệt thòi đầu tiên chính là người lao động khi giá hàng hoá thì tăng nhưng thu nhập thực tế vẫn dậm chân tại chỗ. Đặc biệt, lạm phát còn làm tỷ giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài dẫn đến các khoản nợ quốc tế thêm phần trầm trọng.

s

Giá xăng liên tục tăng cao trong những ngày gần đây. Ảnh: Tuấn Vỹ 

Nguyên nhân trực tiếp đến từ xung đột giữa Nga và Ukraine, kéo theo giá nhiên liệu tăng cao chưa từng thấy so với trước đây. Đặc biệt là xăng dầu, các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga khiến nguồn cung dầu thô và xăng dầu thành phẩm thiếu hụt làm cho giá mặt hàng này trên thị trường thế giới tăng cao.

Trong khi đó, xăng dầu là hàng hoá thiết yếu, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân. Nhất là đối với những cá nhân hành nghề giao hàng hay tài xế công nghệ, giá xăng leo thang khiến thu nhập của họ thêm eo hẹp, cuộc sống thêm khó khăn.

Như đã biết, giá xăng dầu, điện,… có tác động rất lớn đến chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số lạm phát và tác động đến nhiều lĩnh vực khác của đời sống kinh tế – xã hội, đặc biệt là tác động đến chi phí đầu vào – ra của nhiều ngành sản xuất, kinh doanh dịch vụ cũng như giá cả hàng hóa.

Theo một khảo sát của Liên đoàn Lao động Bình Dương “Về khả năng tích lũy của người lao động”, thì có đến 42,1% công nhân không đủ trang trải, 52,5% công nhân vừa đủ trang trải chi tiêu hằng tháng. Chỉ có 5% công nhân tích lũy được một phần và 0,4% công nhân có tích lũy. Có trên 90% công nhân cho biết khó khăn nhất hiện nay chủ yếu là thu nhập.

Với xu hướng hiện nay, giá xăng tăng kỷ lục và còn tiếp tục tăng đặt ra câu hỏi về các ứng xử của Việt Nam sao cho giảm thiểu những tác động tới nền kinh tế? 

Dưới góc nhìn của một bộ phận lớn người dân, lao động, so sánh với giá xăng dầu Việt Nam với một số nước hoặc nói “xăng Việt Nam đang nằm ở đâu so với mặt bằng chung của thế giới” là chuyện của những nhà quản lý vĩ mô. Vẫn còn rất nhiều câu hỏi cho đến giờ không phải lúc nào cũng được trả lời thỏa đáng.

Chẳng hạn, phần đông người lao động sẽ luôn tự hỏi với từng đó tiền thu nhập hằng tháng đã không thay đổi suốt thời gian dài thì chúng tôi sẽ xoay xở ra sao khi hàng loạt mặt hàng, chi phí tăng giá?

Tại sao Malaysia trợ giá để có giá 13.000 đồng/lít xăng hay Đức miễn thuế nhiên liệu trong 3 tháng? Tại Việt Nam, mỗi lít xăng vẫn “cõng” trên 30% thuế phí, đẩy giá lên trên 31.000 đồng/lít, dù có giảm được 2.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường là những điều mà không phải mấy ngày qua mới dấy lên.

Giá xăng, dầu tăng là nguyên nhân dẫn đến chi phí đầu vào của tất cả các ngành nghề tăng theo.

Giá xăng, dầu tăng là nguyên nhân dẫn đến chi phí đầu vào của tất cả các ngành nghề tăng theo. Ảnh: Tuấn Vỹ

>>Còn nhiều dư địa để “hạ nhiệt” giá xăng dầu

>>Cân nhắc bỏ thuế bảo vệ môi trường giúp giá xăng dầu hạ nhiệt

>>Giảm đà “phi mã” giá xăng, dầu cách nào?

Từ tháng 3/2022, Bộ trưởng Bộ Công thương khẳng định trước Quốc hội rằng: “Nếu giá xăng dầu tăng cao, sẽ tiếp tục dùng công cụ thuế, phí”, vậy khi nào sẽ tiếp tục dùng công cụ ấy?

Chưa hết, một vấn đề lâu nay dư luận xã hội cũng đã đánh giá rằng rất bất cập đó là đang có tình trạng thuế chồng thuế với mặt hàng xăng dầu. Hiện một lít xăng hiện có 4 loại thuế: Nhập khẩu, VAT, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường.

Nhiều người cho rằng, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với xăng tương tự như rượu, bia, thuốc lá... dù xăng là hàng hóa thiết yếu với hàng chục triệu dân chứ không phải thứ “xa xỉ” cho ăn nhậu, tiệc tùng liệu có công bằng và hợp lý?

 Một số nhà quản lý tỏ ra lo lắng hạ giá xăng sẽ chảy lậu sang các nước láng giềng, thế thì bộ máy chống buôn lậu làm gì mà chỉ vì số ít dân buôn lậu mà cả nền kinh tế, dân chúng phải chịu đựng chung?

Thậm chí, Bộ trưởng Bộ Công Thương lo lắng ép giá xăng dầu xuống thấp sẽ thiệt hại cho nền kinh tế, sợ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, thao túng tiền tệ... liệu có đúng chăng?

Để giá xăng dầu bớt tác động tới kinh tế nói chung và lạm phát, đã đến lúc chúng ta cần tư duy nghiêm túc hơn về thay đổi hành vi của người tiêu dùng, để bớt phụ thuộc vào xăng, như đẩy nhanh sử dụng phương tiện điện, đẩy nhanh sử dụng phương tiện từ xăng sang dầu…. Kinh nghiệm từ quốc tế cho thấy, Châu Âu họ đã thành công khi xoay chuyển từ sử dụng từ năng lượng xăng dầu, than sang năng lượng tái tạo rất nhanh.

Đồng thời, rất cần sự chia sẻ của nhà nước. Nhà nước phải có giải pháp kiềm chế giá xăng dầu tăng cao ngoài các biện pháp như sử dụng quỹ bình ổn giá, kiểm soát tồn kho, găm hàng, đầu cơ,… thì phải có những biện pháp về thuế để làm sao phù hợp trong bối cảnh tình thế khi giá xăng dầu tăng cao.

Như chuyên gia kinh tế Nguyễn Tiến Thỏa – Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam nói: “Chúng ta phải khẳng định, tất cả những điều trên đều đúng luật. Tuy nhiên, luật cũng do con người sinh ra và tính toán. Chúng ta cần nghiên cứu lại để vẫn giữ bản chất điều tiết thị trường của thuế và đảm bảo nguồn thu ngân sách. Qua đó, tránh tình trạng thuế chồng thuế”.     

Song song, bản thân doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong bối cảnh như vậy phải tính toán tiết giảm chi phí kinh doanh, thậm chí kể cả “hy sinh” lợi nhuận để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Giá xăng tại Việt Nam: Trông người lại ngẫm đến ta

    04:30, 08/06/2022

  • Còn nhiều dư địa để “hạ nhiệt” giá xăng dầu

    04:00, 06/06/2022

  • Bộ Công thương: giá xăng dầu tăng cũng là sức ép lên chỉ số CPI

    23:08, 04/06/2022

  • Cân nhắc bỏ thuế bảo vệ môi trường giúp giá xăng dầu hạ nhiệt

    11:30, 03/06/2022

  • Bộ trưởng Bộ Tài chính: Cân nhắc giảm thuế để hạ giá xăng dầu

    13:01, 02/06/2022

  • Đại biểu Nguyễn Thị Yến: Cần công khai, minh bạch quản lý, điều tiết giá xăng dầu

    10:40, 01/06/2022

  • Kìm giá xăng dầu: Cần xây dựng chiến lược dự trữ quốc gia

    04:00, 26/05/2022

  • Xăng dầu - tác động chi phí đẩy và dư địa giảm giá

    05:00, 22/05/2022

  • Cần thiết giảm sâu hơn nữa thuế nhập khẩu xăng dầu

    08:00, 28/04/2022

  • “Bảo hiểm rủi ro” khi giá xăng dầu biến động

    01:00, 26/04/2022

  • Cử tri đánh giá cao phiên chất vấn xăng dầu và đất đai

    12:49, 21/04/2022

  • Giảm sức ép giá xăng dầu

    04:00, 16/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giá xăng “tăng tốc” và những câu hỏi khó có trả lời thỏa đáng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO