Giải bài toán lao động hậu đại dịch

Diendandoanhnghiep.vn Dù đại dịch có được kiểm soát, doanh nghiệp cũng khó duy trì được sản xuất nếu như không giải được  bài toán lao động.

 Đoàn người dắt díu nhau trong đêm. Ảnh: Tuấn Vỹ

Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, dòng người di cư từ nông thôn ra đô thị gia tăng nhanh chóng, quy mô hiện nay lên đến hàng triệu người. Lý do chính của di cư là kinh tế, mưu cầu công việc có thu nhập tốt hơn. Tới làm việc ở các đô thị, nhiều người nhập cư sống trong những căn nhà trọ chật chội, thu nhập không ổn định và phải tiết giảm chi tiêu cho bản thân để có tiền gửi về cho gia đình, cuối năm có tiền về thăm quê.

Nếu như những người nông dân chọn tới TP.HCM làm nghề tự do, làm công nhân, thì nhiều trí thức tới TP.HCM học tập, công tác. Trong khi nhiều người dân ở các vùng nông thôn phía Nam di cư lên TP.HCM hay Đông Nam bộ, nhiều người dân nông thôn ở phía Bắc lại “đổ về” Hà Nội để mưu sinh….

Dĩ nhiên, phía sau làn sóng hàng triệu người di cư từ nông thôn ra đô thị, cũng tạo ra những thách thức về kinh tế, an sinh xã hội mà nước ta đang, sẽ đối mặt. Biểu hiện rõ nhất là đại dịch COVID-19 trong gần hai năm qua, đặc biệt là đợt dịch thứ tư đã khiến hàng triệu lao động bị thất nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập. 

Chính câu chuyện dòng người di tản khỏi khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam trong những ngày đầu tháng 10/2021, không chỉ phơi bày sự chênh vênh của những số phận yếu thế giữa xã hội chật vật chống dịch, mà thực sự dấy lên nỗi lo về thiếu hụt nguồn lao động để phục hồi sản xuất sau một thời gian giãn cách kéo dài.

Tại điểm dừng chân ở đèo Hải Vân, TP Đà Nẵng tổ chức lực lượng để hỗ trợ người dân.

Tại điểm dừng chân ở đèo Hải Vân, TP Đà Nẵng tổ chức lực lượng để hỗ trợ người dân. Ảnh: Tuấn Vỹ

Thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, đợt đại dịch COVID-19 bùng phát vừa qua đã khiến 2,5 triệu lao động ở các tỉnh phía Nam phải ngừng việc, chiếm 70% số lao động phải ngừng việc trên cả nước. Hàng chục vạn lao động từ các thành phố lớn đã tìm mọi cách về quê tránh dịch.

Nay, đại dịch lắng dần, hàng ngàn doanh nghiệp trở lại hoạt động, nhận được nhiều đơn hàng nhưng lại đang thiếu lao động trầm trọng. Tuy nhiên, việc kêu gọi lao động quay trở lại làm việc lại không dễ, đơn giản như ra một “mệnh lệnh hành chính”.

Tức là, nguồn nhân lực, lao động lao động lúc này thật sự là bài toán không dễ giải đáp bởi hiện nay các địa phương kinh tế trọng điểm và doanh nghiệp đang phải đối mặt với 2 khó khăn cực lớn đó là:

Thứ nhất: Nỗi ám ảnh trong những ngày sống trong đại dịch quá nặng nề: Một bộ phận người dân, lao động… không được ra khỏi nhà, tiền hết, đói khát, con ốm không có thuốc, không có tiền trả cho chủ trọ…

Thứ hai: Những người đã về quê thì cũng không biết phải quay lại bằng cách nào, khi muốn quay lại thành phố thì phải cần rất nhiều điều kiện hết sức khắt khe, như phải được tiêm đủ 2 liều vaccine… chẳng hạn.

Phương tiện hỏng, những người quá mệt mỏi sẽ được lực lượng cảnh sát hỗ trợ đi tiếp. Ảnh: Tuấn Vỹ

Khi nỗi sợ đói tương đương với nỗi sợ dịch, thì gánh nặng tâm lý còn khủng khiếp hơn gánh nặng cơm áo. Trước mắt, công nhân phải trở về nơi chôn nhau cắn rốn của họ, để tìm kiếm chút hơi ấm quê nhà bình yên nhằm xoa dịu cuộc đời họ sau bao nhiêu sóng gió bủa vây. Còn khi nào lao động quay lại và cách nào để lao động quay lại, cần có những giải pháp thấu đáo hơn và nhân văn hơn.

Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng: “Khi để người lao động về quê sẽ xảy ra tình trạng bất hợp lý về mặt cung cầu lao động giữa các địa phương. Tại một số địa phương lớn - thị trường việc làm trọng điểm, hàng triệu người lao động trở về quê, khiến nguồn cung lao động khan hiếm, thậm chí đứng trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng lao động. Trong khi đó, với những công nhân đã về quê sẽ xảy ra tình trạng thiếu việc làm hoặc chưa bố trí được công việc ngay”.

Thực tế những gì đang diễn ra đúng như chuyên gia Ngô Trí Long nhận định. Đó là, có một nghịch lý đang tồn tại, chỉ trong 4 ngày đầu tháng 10/2021, đã có khoảng 60.000 công nhân từ TP HCM, các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương về quê ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong khi đó, chỉ trong 4 ngày đầu tháng 10, có 5.247 doanh nghiệp tại TP HCM hoạt động trở lại; hơn 25.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh mở cửa.

Chặng đường hồi hương rất dài, nguy hiểm và vất vả. Ảnh: Tuấn Vỹ

Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, việc khôi phục chuỗi đứt gãy nguồn nguyên liệu chỉ cần từ 3 đến 5 tháng, nhưng việc khôi phục chuỗi đứt gãy nguồn lao động phải cần thời gian từ 9 tháng trở lên.

Vì lẽ đó, để giải bài toán lao động cho khôi phục kinh tế sau đại dịch, chúng ta đừng nghĩ lực lượng lao động “trở về” tránh dịch kia là đội ngũ thất nghiệp. Mà đó là những lao động đã được đào tạo về kỹ thuật lẫn kỷ luật để sản xuất theo dây chuyền khoa học.

Chính những địa phương đang thiếu hụt lao động cần có chính sách kêu gọi người lao động trở lại. Trong đó có thể liên hệ với những địa phương đang dư thừa, chưa bố trí được việc làm cho người lao động. Có chính sách đưa những lao động đã về quê quay trở lại làm việc.

Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp bằng cánh hỗ trợ phòng chống dịch tại khu công nhân ở, kêu gọi hỗ trợ giảm giá thuê nhà cho công nhân…v..v.

Mọi giải pháp cần phải nhất quán , giải quyết rất linh hoạt, vừa phòng được dịch vừa duy trì được sản xuất cho doanh nghiệp, mà người lao động vẫn có việc làm, nếu như hướng dẫn “thích ứng an toàn với dịch COVID-19” được ban hành.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải bài toán lao động hậu đại dịch tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711698345 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711698345 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10