Giải bơi Oceanman Cam Ranh và chủ quyền lãnh thổ

Diendandoanhnghiep.vn Chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã thể hiện quan điểm và lập trường rõ ràng của Việt Nam về chính trị và chủ quyền lãnh thổ.

>> Dùng bản đồ không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một đơn vị bị phạt 25 triệu đồng

Mô hình đường bơi “Giải bơi biển quốc tế Oceanman Cam Ranh - Việt Nam năm 2023”.

Mô hình đường bơi “Giải bơi biển quốc tế Oceanman Cam Ranh - Việt Nam năm 2023”.

Giải bơi biển Quốc tế The Arena Oceanman Cam Ranh Việt Nam 2023 dự kiến diễn ra từ ngày 14-16/4, tại bãi biển The Arena Cam Ranh, Khu du lịch Bãi Dài, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là giải thi đấu lần đầu được tổ chức tại Việt Nam, thu hút hơn 850 vận động viên trong và ngoài nước tham dự.

Oceanman là hệ thống giải bơi biển quốc tế lớn nhất thế giới, khởi nguồn từ năm 2015, cũng là thương hiệu nhượng quyền tổ chức đường bơi ngoài trời đầu tiên trên thế giới. Đến nay, Oceanman đã tổ chức được 27 giải thi đấu tại 23 quốc gia. Tất nhiên với quy mô lớn như vậy thì lợi ích mang lại cho Nha Trang là rất lớn. Không chỉ về kinh tế mà là một cơ hội rất tuyệt vời để quảng bá, đất nước con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Thực tế, Chính quyền Khánh Hòa đã phối hợp và tạo điều kiện hết sức để giải đấu được diễn ra thành công và tốt đẹp nhất. Sự hồ hởi ấy đã được thể hiện từ ngày 15/2 khi Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức họp báo công bố Giải bơi biển Quốc tế The Arena Oceanman Cam Ranh Việt Nam 2023.

Tuy nhiên trong quá trình tổ chức, đã có những “hạt sạn” lớn từ ban tổ chức Oceanman khiến cho Chính quyền và dư luận không khỏi bất bình, đó là:

Thứ nhất: Đưa yếu tố chính trị vào giải thể thao.

Ban tổ chức đã gửi cho các vận động viên của hai quốc gia Nga và Belarus một bản cam kết. Nội dung là các vận động viên của Nga và Belarus phải lên án chính phủ của họ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, nếu không thì sẽ bị tước quyền thi đấu hoặc phải thi đấu dưới một cá nhân riêng biệt. Tất nhiên là ai cũng phải chọn quê hương của mình và họ bỏ thi đấu.

Không hiểu từ khi nào mà một giải thi đấu thể thao lại bị yếu tố chính trị chi phối như vậy? 

Thứ hai: Ban tổ chức đăng tải bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Việc đăng tải bản đồ của Công ty cổ phần sự kiện Peak được dư luận phẫn nộ vì thiếu tôn trọng Việt Nam, trong khi lại tổ chức  tại Việt Nam. Chính vì thế, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị Công ty cổ phần sự kiện Peak dừng tổ chức sự kiện. Lý do là vi phạm Luật Thể dục, thể thao, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao năm 2018 và các quy định khác có liên quan.

Song song, Công an tỉnh Khánh Hòa cũng đã ra quyết định xử phạt Công ty CP sự kiện Peak 25 triệu đồng vì hành vi đăng, phát, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 99 Nghị định 14/2022 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, Công an tỉnh Khánh Hòa cũng buộc Công ty Cổ phần sự kiện Peak phải đăng tải thông tin về việc vi phạm hành chính, đính chính, xin lỗi các hành vi đã vi phạm trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận quyết định.

>> Bác bỏ quan điểm phi lý đối với các vùng biển, đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam

>> Quy chế pháp lý quốc tế về xác lập chủ quyền đối với biển, đảo

>> Sự khác biệt về chủ quyền giữa biển, đảo trong hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế

Nhân đây, chúng ta lại phải một lần nữa nói đến yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Rất khó để xác định dựa trên căn cứ nào để Trung Quốc đưa ra yêu sách các quyền cũng như chủ quyền hay quyền tài phán đối với các vùng biển trong khu vực Biển Đông. Nhưng Bắc Kinh luôn tìm mọi cách để tuyên truyền cho sự tôn tại của nó, dù họ biết nó luôn bị dư luận quốc tế bác bỏ.

Dưới góc độ pháp lý, yêu sách “đường lưỡi bò” có nội dung rất mập mờ và không có căn cứ pháp lý rõ ràng. Trên thực tế, từ khi xuất hiện cho đến nay, Trung Quốc cũng không có một văn bản cũng như lời giải thích cụ thể nào về bản chất pháp lý của yêu sách này cho cộng đồng quốc tế. Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 đã ra phán quyết khẳng định tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

Còn dưới góc độ lịch sử, tại hội nghị San Francisco tháng 9/1951 với sự tham gia của 51 quốc gia, các quốc gia đã khước từ đề nghị trao trả Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và thực tế cho đến nay, cộng đồng quốc tế chưa bao giờ lên tiếng thừa nhận yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Xem xét dưới hai góc độ lịch sử và pháp lý, có thể thấy rằng, yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc chỉ là yêu sách đơn phương, mang tính tùy tiện, không có cơ sở lịch sử và pháp lý, nội dung yêu sách không phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế.

Vụ việc một lần nữa cho thấy sự nguy hiểm của chính sách tuyên truyền mà Bắc Kinh đang thực hiện về một thứ mà thậm chí ngay cả bản thân họ cũng mơ hồ về nguồn gốc. Họ đã tận dụng mọi cơ hội để tuyên truyền về “đường lưỡi bò”. Từ sách giáo khoa cho đến các tạp chí khoa học, phim ảnh…dù là trong những lĩnh vực có vẻ không liên quan như môi trường, cả trong nước lẫn trên thế giới.

Không biết vô tình hay hữu ý, không biết Công ty Cổ phần sự kiện Peak có đang vì lợi nhuận mà cố tình ủng hộ một hành vi phi pháp. Nhưng nhãy nhìn lại bài học trước đây khi  Uniqlo, Chanel, Dior, Hermes, Gucci,… và vô số thương hiệu thời trang sử dụng bản đồ có đường lưỡi bò… các hãng đã phải lao đao vì phải hứng chịu làn sóng tẩy chay từ cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam.

Có thể thấy, chính truyền thông là vũ khí đáng sợ có thể làm lung lay niềm tin con người và tác động đến tất cả mọi vấn đề, kể cả chính trị, xã hội. Truyền thông Trung Quốc đã khiến cho người dân họ quên đi thất bại trên đấu trường lý lẽ quốc tế, mà chỉ tập trung bảo vệ quan điểm về “đường lưỡi bò”.

Thông qua sự việc tại Giải bơi biển quốc tế The Arena Oceanman Cam Ranh - Việt Nam năm 2023, mà Công ty Cổ phần sự kiện Peak là “cánh tay” truyền tải cũng chỉ là một chiêu thức cũ nhưng lại được duy trì liên tục nhằm tác động vào tiềm thức người tiếp nhận.

 Họ tuyên truyền như vậy, để sau này nếu không vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, thì sẽ dựa vào cái cớ đó để mà nói rằng thế giới đã chấp nhận điều đó rồi. “Trung Quốc có những chiến lược rất nguy hiểm mà bên ngoài tưởng chừng như vô hại. Nếu không hiểu sâu về họ thì rất khó nhận biết” - Chuyên gia nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt cảnh báo.

Cảm ơn hành động quyết liệt của Chính quyền tỉnh Khánh Hòa trước sự việc “không đẹp” của ban tổ chức Giải bơi biển Quốc tế The Arena Oceanman Cam Ranh Việt Nam 2023. Đây là hành động rất rõ ràng và dứt khoát thể hiện quan điểm và lập trường của Việt Nam về chính trị và chủ quyền lãnh thổ. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải bơi Oceanman Cam Ranh và chủ quyền lãnh thổ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713981117 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713981117 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10