“Giải cứu” nông sản trong mùa dịch COVID-19

Nam Sơn 13/02/2020 11:01

Cuối tháng 2/2020, Trung Quốc mới thông quan các cửa khẩu biên giới khiến giới doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủy sản Việt Nam lo ngại, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu lĩnh vực này ở ĐBSCL.

Trước tình hình đó, doanh nghiệp và lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL đã và đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.

p/Tiền Giang đã tiêu thụ được 20 tấn thanh long thông qua chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp, HTX tiêu thụ trái cây”

Tiền Giang đã tiêu thụ được 20 tấn thanh long thông qua chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp, HTX tiêu thụ trái cây”

Doanh nghiệp, nông dân điêu đứng

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang có 80.000 ha đất trồng cây ăn trái các loại. Sản lượng trái cây hàng năm vào khoảng 1,5 triệu tấn. Tuy nhiên, khi Trung Quốc đóng cửa biên giới với hàng hóa xuất khẩu, giá một số trái cây xuất khẩu tụt giá, nông dân than lỗ và doanh nghiệp gặp khó.

Trong khi đó, huyện Chợ Lách- Bến Tre có 8.570 ha đất vườn trồng trái cây, hàng năm cung cấp khoảng 150.000 tấn trái cây. Đây cũng là địa phương tập trung một số sơ sở sản xuất chế biến trái cây xuất khẩu sang thị trường Trung quốc nên cũng bị ảnh hưởng vì cúm corona.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Giám đốc Công ty TNHH XNK Trái cây Chánh Thu tại Chợ Lách- Bến Tre, cho biết những doanh nghiệp xuất khẩu trái cây theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc đều gặp khó do lệnh phong tỏa các đô thị bị dịch bệnh ở Trung Quốc. “Doanh nghiệp chúng tôi đỡ bị thiệt hại hơn do trong các năm qua, chúng tôi chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Châu Âu và Úc, Nhật…”, bà Nguyễn Thị Hồng Thu chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • [Tác động của Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam] (Bài 2) Hai kịch bản đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu

    06:00, 13/02/2020

  • [Tác động của Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam] (Bài 1) Sản xuất kinh doanh bị đình trệ

    20:41, 12/02/2020

  • Lối thoát cho các ngành kinh tế chịu tác động từ covid-19?

    03:49, 13/02/2020

  • Cuộc đua điều chế vắc xin chống Covid-19

    15:09, 12/02/2020

  • Chứng khoán Việt giảm mạnh nhất khu vực vì dịch cúm Covid-19

    14:00, 12/02/2020

  • Các siêu thị chung tay "giải cứu" nông sản

    08:00, 07/02/2020

  • Câu chuyện quả thanh long và bài toán giải cứu nông sản

    02:10, 07/02/2020

  • Hải Dương: 20 doanh nghiệp “giải cứu” cà rốt

    11:54, 15/01/2020

Giải pháp ứng phó

Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng Phòng NN & PTNT huyện Chợ Lách, cho biết trong thời gian từ nay đến cuối tháng 2/2020, với một số loại trái cây có thể chế biến và lưu kho lạnh, thì tiêu thụ nội địa và lưu kho chờ xuất khẩu lại vẫn là biện pháp tình thế. Về lâu dài, các doanh nghiệp phải tìm các thị trường mới xuất khẩu chính ngạch, bên cạnh thị trường Trung Quốc xuất khẩu tiểu ngạch tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ông Đoàn Văn Phương, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Tiền Giang, cho biết Sở Công thương Tiền Giang đã làm lễ ra quân chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp, HTX tiêu thụ trái cây”. Với chương trình này, Tiền Giang đã tiêu thụ được 20 tấn thanh long, trong đó BigC nhận tiêu thụ 10 tấn; các cụm và khu công nghiệp tiêu thụ được khoảng 10 tấn, giá 5.000 đồng/kg. Đó là thành công bước đầu trong chương trình kích cầu nội địa.

“Ngoài việc tuyên truyền người dân tham gia chương trình nói trên, chúng tôi cũng đang cho rà soát lại năng lực của các doanh nghiệp chế biến trái cây xuất khẩu, năng lực các kho lạnh của các doanh nghiệp trong việc dự trữ đông lạnh kéo dài, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây và nông sản theo đường chính ngạch sang các nước Châu Âu, Mỹ, Úc…”, ông Đoàn Văn Phương chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Giải cứu” nông sản trong mùa dịch COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO