“Giai đoạn vàng” để Việt Nam xuất khẩu online

Diendandoanhnghiep.vn Với những lợi thế sẵn có cho thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, Việt Nam đang ở giai đoạn vàng để “cất cánh” xuất khẩu online.

>>>Cần “sếu đầu đàn” dẫn dắt ngành logistics

fd

Sunhouse xuất khẩu hàng qua kênh Amazon.

Theo ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, dù nền kinh tế toàn cầu hồi phục chưa đồng đều hậu đại dịch Covid-19, thương mại điện tử xuyên biên giới toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc với những tín hiệu tích cực.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kép của thương mại điện tử xuyên biên giới toàn cầu được dự báo sẽ đạt mức 28.4% mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2027. Trong khi đó, doanh thu từ xuất khẩu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam cũng được dự kiến sẽ tăng hơn 20% mỗi năm.

Đặc biệt, trong vòng 12 tháng (từ 1/9/2021- 31/8/2022) các đối tác bán hàng Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trên Amazon: gần 10 triệu sản phẩm “made in Vietnam” được bán ra cho khách hàng Amazon trên toàn cầu, thương mại điện tử xuyên biên giới cùng Amazon mở ra một động lực kinh tế với tiềm năng mạnh mẽ và rõ nét cho doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, bất chấp những thách thức lớn từ đại dịch và sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, số lượng các nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon vẫn tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái; hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ Hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA), số lượng tăng hơn 90%, doanh thu bán hàng qua FBA cũng tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước đó.

Theo thống kê của Amazone, top 5 ngành hàng bán chạy nhất của các doanh nghiệp Việt Nam trên Amazon bao gồm: dụng cụ nhà bếp, đồ gia dụng, may mặc, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và cá nhân, tiện ích gia đình.

Cùng quan điểm về vấn đề này, ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam nhận định: "Việc xâm nhập của thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn còn khá thấp, nhưng đến năm 2024-2025 thì con số này sẽ tăng lên từ 15-20%, thậm chí là 50%".

Trước đó, báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy, thị trường logistics dành cho thương mại điện tử Việt Nam có quy mô lên đến 560 triệu USD. Sự tăng trưởng của thương mại điện tử đã đặt ra nhu cầu cao đối với ngành logistics và dự kiến ngành tăng trưởng trung bình 42% đến năm 2022.

Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thói quen chi tiêu và mua sắm của người tiêu dùng có sự thay đổi mạnh mẽ chưa từng có khi nhanh chóng chuyển từ mua hàng trực tiếp sang mua hàng trực tuyến. 

Khẳng định cơ hội này, ông Vũ Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn SUNHOUSE cho biết, chỉ số tăng trưởng trung bình mỗi tháng của công ty xuất khẩu qua kênh Amazon đạt mức 160% - 200%, đặc biệt là tại thị trường Bắc Mỹ. Được biết, hiện SUNHOUSE đang kinh doanh 7 sản phẩm trên Amazon và năm tới sẽ có thêm 6 sản phẩm, tin rằng sẽ thu về những thành quả tốt đẹp.

Để có thể kinh doanh thành công, ông Hải cho rằng các doanh nghiệp cần chọn sản phẩm phù hợp, xem xét kỹ sản phẩm của đối thủ trên Amazon. Kinh nghiệm cho thấy, đa phần đối thủ cạnh tranh với hàng hóa của SUNHOUSE trên Amazon là hàng Trung Quốc.

Nhận định, năng lực cạnh tranh về sản xuất của Việt Nam hiện không bằng Trung Quốc, do đó ông Hải khuyến nghị, để có thể bán hàng cùng loại trên Amazon, kinh nghiệm là nên chọn danh mục hàng hóa nào mà hàng Trung Quốc bị áp thuế sang Mỹ cao để tranh thủ lợi thế chênh lệch về thuế.

>>>Hạ tầng logistics "chạy đua" cùng thương mại điện tử

>>>Logistics Việt Nam “đón sóng”

Yếu tố thứ hai được ông Hải đề cập tới là nguyên vật liệu, ưu tiên mặt hàng nào Việt nam có lợi thế, chủ động được nguồn nguyên liệu. Nếu chọn hàng hóa phải nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, sau đó sản xuất rồi bán sang Mỹ qua Amazon thì dù cộng cả lợi thế chênh lệch về thuế, hàng Việt cũng khó “có cửa".

Ngoài ra, ông Hải nhấn mạnh, doanh nghiệp nên đọc đánh giá của khách hàng về sản phẩm cùng loại của các đối thủ khác trên Amazon, xem khách hàng khen gì, chê gì; cân nhắc liệu sản phẩm của doanh nghiệp có điều chỉnh để giữ lại các yếu tố khách hàng khen, khắc phục các yếu tố khách hàng đang chê trên sản phẩm của đối thủ hay không.

“Nếu tổng hòa, cân đối được các yếu tố nêu trên, tỷ lệ bán hành thành công trên Amazon có thể lên tới trên 80%”, ông Hải nhận định.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, bà Lại Việt Anh, Phó Cục Trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA), Bộ Công Thương chia sẻ: “Trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 đến 2025, chúng tôi hướng tới nâng cao năng lực quản lý các hoạt động thương mại điện tử cũng như phát triển hạ tầng kỹ thuật và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử”. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Giai đoạn vàng” để Việt Nam xuất khẩu online tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714161160 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714161160 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10