Giải ngân gói tín dụng 509.684 tỷ đồng cách nào?

NGUYỄN ĐỨC LỆNH - P.Giám đốc NHNN chi nhánh TP HCM 09/03/2024 09:46

17 TCTD trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã đăng ký gói tín dụng 509.684 tỷ đồng trong chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp năm 2024. Giải ngân gói này ra sao là một vấn đề.

>>>NHNN nói gì về triển khai chương trình cho vay 120.000 tỷ đồng?

Sự phối hợp giữa NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh với Sở Công thương và Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) đã mang lại những kết quả quan trọng trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua và trở thành cần thiết, khách quan, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trở thành nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, với yêu cầu sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ cơ chế chính sách, tài chính đến cải cách hành chính...

Việc các nhóm nhiệm vụ chủ động từ phía hoạt động ngân hàng, từ thực hiện cơ chế chính sách của NHNN trung ương

Việc triểnkhai các nhóm nhiệm vụ chủ động từ phía hoạt động ngân hàng, từ thực hiện cơ chế chính sách của NHNN trung ương đến địa phương cần sự phối hợp đồng bộ gắn cùng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các sở, ngành địa phương. (Ảnh minh họa)

Để tiếp tục phát huy vai trò quan trọng này, sự phối hợp giữa NHNN Thành phố, Sở Công thương và Hiệp hội doanh nghiệp thành phố đã được chính thức hóa bằng ký kết quy chế phối hợp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp gắn với trách nhiệm cụ thể, theo chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị. Theo đó, sau 1 năm thực hiện quy chế này, trên cơ sở kết quả đạt được năm 2023 và yêu cầu về thực hiện hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhiệm vụ công tác phối hợp năm 2024 tập trung vào một số nội dụng trọng tâm sau:

Sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Thành phố, Sở Công thương và Hiệp hội doanh nghiệp thành phố đã được chính thức hóa bằng ký kết quy chế phối hợp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp gắn với trách nhiệm cụ thể

Một là,phối hợp tổ chức triển khai thực hiện tốt cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHNN và của UBND Thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn tiếp cận thuận lợi cơ chế chính sách về tín dụng, lãi suất, đặc biệt là các chính sách ưu đãi và gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ cho doanh nghiệp. Trong đó, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền qua các kênh thông tin của Hiệp hội doanh nghiệp; các hội doanh nghiệp quận, huyện và Hội ngành nghề của Thành phố. Các nội dung truyền thông về chính sách, thông tin về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tín dụng và các gói tín dụng ưu đãi; đối tượng và điều kiện vay vốn; thủ tục và tiện ích của dịch vụ ngân hàng,… giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin, tiếp cận thuận lợi vốn, dịch vụ ngân hàng.

Hai là,chia sẻ thông tin, trao đổi thông tin kịp thời về tình hình thị trường, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin về khó khăn vướng mắc trong hoạt động doanh nghiệp; trong quan hệ giữa doanh nghiệp với Ngân hàng và cơ quan quản lý, chính quyền địa phương...., từ đó có hướng giải quyết, tháo gỡ theo trách nhiệm của các đơn vị phối hợp. Thực hiện nhiệm vụ này, NHNN Thành phố sẽ duy trì các cuộc họp định kỳ tháng giữa NHNN Thành phố, Sở Công thương và Hiệp hội doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời thông tin phản ánh của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng, cũng như những phản hồi về chính sách, kết quả doanh nghiệp được tiếp cận và vay vốn...

>>>Thanh toán một chạm - Giải pháp tạo nhiều "cánh đồng không dấu chân"

Trong quá trình này, tiếp tục duy trì nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thông qua danh sách từ các quận, huyện; Sở Công thương và Hiệp hội doanh nghiệp thành phố gửi về để xử lý và tháo gỡ kịp thời. Đồng thời, duy trì kênh đường dây nóng để tiếp cận thông tin phản ánh, phản hồi về chính sách; về thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ của ngành ngân hàng thành phố.

Ba là,phối hợp thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, với nội hàm giải ngân gói tín dụng 509.684 tỷ đồng đã được các TCTD trên địa bàn đăng ký, với các tiêu chí hỗ trợ doanh nghiệp (về cơ cấu lại nợ, cho vay lãi suất thấp và tăng hạn mức tín dụng, cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi...); đối thoại doanh nghiệp; thông tin tuyên truyền chính sách và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bằng hành động cụ thể, mang lại kết quả thiết thực.

Ngoài ra, trong quá trình này, thực hiện tốt công tác phối hợp để kết nối, làm tốt hoạt động mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, tập trung việc thực hiện Chỉ thị 21 của Chính phủ về chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt bằng những hình thức năng động, sáng tạo và sự chủ động từ mỗi TCTD cũng như việc hỗ trợ tích cực từ chính quyền phường, xã và quận huyện.

Đây là những nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, Sở Công thương và Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố. Tuy nhiên, đây là các nhóm nhiệm vụ chủ động từ phía hoạt động ngân hàng, từ thực hiện cơ chế chính sách của NHNN trung ương. Vì vậy, để phát huy hiệu quả của chính sách, ngoài trách nhiệm của ngành ngân hàng cần tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp, với các yêu cầu về đổi mới, tíchcực chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh và đặc biệt là tuân thủ và minh bạch tài chính, kế toán; trách nhiệm trong sử dụng vốn vay hiệu quả...

Cùng với đó, sự hỗ trợ của Sở Công thương, Hiệp hội doanh nghiệp và cơ ban quan ngành liên quan về cung cấp thông tin, hỗ trợ thị trường, kết nối, cải cách hành chính và môi trường đầu tư… sẽ là những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển; tiếp tục phát huy hiệu quả công tác phối hợp để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên đia bàn năm 2024, qua đó, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Một số chương trình/gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM năm 2024:

- Chương trình hành động và giải pháp hỗ trợ của Ngành Ngân hàng Thành phố đối với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn. Chương trình này do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM và các quận/huyện/Thành phố Thủ Đức thực hiện.

- Chương trình cho vay bình ổn thị trường: Thuộc khuôn khổ chương trình bình ổn thị trường của TP, kết hợp đồng bộ với nhiều chương trình, đề án hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh doanh của Thành phố như kích cầu tiêu dùng, kết nối tín dụng, kết nối cung cầu, khuyến mại tập trung, xúc tiến du lịch…

- Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ.

- Chương trình Cho vay kích cầu đầu tư có mức vốn vay tối đa cho mỗi dự án 200 tỉ đồng. TP.HCM sử dụng ngân sách để hỗ trợ lãi suất từ 50% -100%, thời gian hỗ trợ tối đa 7 năm, thực hiện bởi HUBA và HFIC...

Có thể bạn quan tâm

  • TP HCM

    TP HCM "đặt hàng" doanh nghiệp, xúc tiến hàng Việt Nam chất lượng cao

    15:43, 01/03/2024

  • Tăng tiếp cận vốn tín dụng Nhà nước qua VDB

    Tăng tiếp cận vốn tín dụng Nhà nước qua VDB

    16:00, 05/03/2024

  • Nghị quyết 43 và hiệu quả chính sách về tiền tệ, tín dụng, lãi suất

    Nghị quyết 43 và hiệu quả chính sách về tiền tệ, tín dụng, lãi suất

    11:00, 05/03/2024

  • Những ngân hàng nào tiên phong gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp năm 2024?

    Những ngân hàng nào tiên phong gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp năm 2024?

    04:50, 01/03/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải ngân gói tín dụng 509.684 tỷ đồng cách nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO