Giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh

Luật sư Phạm Hoài Huấn 24/03/2020 00:30

Rõ ràng, các thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo thông lệ thế giới luôn nằm trong nhóm các thoả thuận vi phạm nghiêm trọng.

Sửa đổi qui định về miễn trừ đối với thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ

Rõ ràng, các thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo thông lệ thế giới luôn nằm trong nhóm các thoả thuận vi phạm nghiêm trọng.

Bộ Công thương đã rất có lý khi cho rằng “các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh nêu trên được pháp luật cạnh tranh thế giới đánh giá là thoả thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng, luôn mang bản chất phản cạnh tranh, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cạnh tranh và có tác động trực tiếp đến các yếu tố thị trường như giá cả, sản lượng, thị trường. Do vậy, ở nhiều quốc gia trên thế giới, ba loại hành vi nêu  trên cùng với thoả thuận thông đồng đấu thầu luôn được quy định cấm mặc nhiên trong mọi trường hợp, mà không cần phải chứng minh tác động hạn chế cạnh tranh trên thực tế hay xem xét đến sức mạnh thị trường của các bên tham gia thoả thuận”.

Với tính chất vi phạm cạnh tranh nghiêm trọng như vậy, việc Luật Cạnh tranh 2018 vẫn dành cho hành vi này được hưởng miễn trừ là điểm không hợp lý. Do đó, nhìn từ khía cạnh kinh tế học, sẽ là phù hợp nếu vấn đề miễn trừ đối với các thoả thuận được loại bỏ hoặc trong trường hợp vẫn cho phép thoả thuận này hưởng miễn trừ nên cân nhắc có một vài thay đổi. Cụ thể, tác giả đề xuất hai phương án sửa đổi vấn đề này như sau:

Phương án 1: Sửa qui định của Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018 theo hướng loại bỏ thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp khỏi điều này.

Phương án 2: Vẫn cho phép thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hưởng được hưởng miễn trừ. Tuy nhiên, xét về bản chất thoả thuận ấn định giá, cùng với thoả thuận cắt giảm sản lượng và thông đồng trong đấu thầu, là dạng thoả thuận nguy hiểm hơn so với các dạng thoả thuận hạn chế cạnh tranh khác. Do đó, cần phải qui định điều kiện hưởng miễn trừ khắt khe hơn. Cụ thể, ngoài các điều kiện được qui định tại điều 14 Luật Cạnh tranh 2018, các doanh nghiệp có liên quan còn phải chứng minh thoả thuận mà họ dự định tiến hành không gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Tác giả khuyến nghị nên lựa chọn phương án 2. Mặc dù xét về mặt thực thi, phương án 1 là dễ thực hiện. Nhưng đặt trong bối cảnh của Việt Nam, phương án 2 lại phù hợp. Bởi ngoài tính gây hại đến cạnh tranh, dưới những điều kiện nhất định đây cũng là dạng thoả thuận mà có thể giúp các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh một cách nhanh chóng thông qua việc thống nhất hành động. Nhưng khi lựa chọn phương án này, cần nên xây dựng lộ trình áp dụng để Toà án và Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia có thời gian để thích nghi. Bởi các đánh giá này cần đến những phân tích về kinh tế. Và sai lầm trong đánh giá, đều dẫn đến hậu quả lớn cho môi trường cạnh tranh và người dùng.

Bổ sung qui định về thoả thuận trao đổi thông tin nhằm thúc đẩy các thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Trong Hướng dẫn về hợp tác giữa các doanh nghiệp cạnh tranh của U.S. FTC và U.S. DOJ sự hợp lý của việc trao đổi thông tin phụ thuộc chủ yếu vào bản chất của thông tin được chia sẻ. Việc chia sẻ thông tin liên quan đến giá cả, chi phí, đầu ra, khách hàng, hoặc kế hoạch chiến lược thường được quan tâm hơn là chia sẻ thông tin ít nhạy cảm hơn. Tương tự, việc chia sẻ thông tin về các kế hoạch hoạt động và kinh doanh hiện tại hoặc trong tương lai cũng có thể được quan tâm hơn là chia sẻ thông tin mang tính lịch sử trong quá khứ.[2]

Hành vi trao đổi thông chỉ được coi là nằm trung vùng an toàn (safe zone) nếu các thông tin đáp ứng đồng thời 3 điều kiện sau

  1. Thông tin trao đổi được quản lý bởi một bên thứ ba như các Hiệp hội kinh doanh
  2. Thông tin được cung cấp bởi các bên đã hơn ba tháng (về độ cũ của thông tin), và
  3. Có ít nhất năm doanh nghiệp tham gia vào việc cung cấp/ trao đổi thông tin, không tồn tại tình trạng có một doanh nghiệp đóng góp hơn 25% tổng lượng thông tin được trao đổi, và các thông tin này được tổng hợp đầy đủ mà không có bất kì doanh nghiệp nào có thể phân biệt [phần] thông tin nào trong số các thông tin tổng hợp này đến hay được cung cấp bởi doanh nghiệp nào trong nhóm các doanh nghiệp đã cung cấp/ trao đổi thông tin.

Luật Cạnh tranh 2004 chưa đề cập đến dạng hành vi trao đổi thông tin, với tư cách là một trong những hành vi có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các thoả thuận HCCT như thế này.

Mục đích của việc trao đổi thông tin là một trong những khía cạnh quan trọng. Khi đánh giá vai trò của các thông tin được trao đổi, người ta đánh giá nó ở cả việc tạo điều kiện hình thành các thỏa thuận HCCT và khía cạnh tạo ra điều kiện để duy trì các thỏa thuận HCCT.

Xét ở khía cạnh kinh tế, bản chất của các thỏa thuận HCCT mang lại cho các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận lợi nhuận cao từ việc cắt giảm sản lượng để nâng cao giá cả. Nhưng cũng chính từ quá trình đó sẽ làm nảy sinh xung đột về lợi ích giữa từng thành viên của thỏa thuận và lợi ích chung của cả nhóm doanh nghiệp [tham gia vào thỏa thuận].

Tuy vậy, khi một doanh nghiệp phá vỡ thỏa thuận HCCT, khả năng là doanh nghiệp này sẽ đối diện với sự trả đũa của các doanh nghiệp còn lại nếu như hành vi không tuân thủ thỏa thuận bị phát hiện.

Hai yếu tố tuân thủ và phá vỡ thỏa thuận luôn tồn tại như hai mặt đối lập của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Trong một thị trường mà thông tin về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp một cách đầy đủ, khả năng tiếp cận thông tin của khách hàng rộng rãi và dễ dàng, sẽ là điều kiện cần thiết cho các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Vì khi xảy ra hành vi bán hàng hóa dưới giá mà nhóm doanh nghiệp đã thỏa thuận, chính các thông tin được tiếp cận dễ dàng này sẽ quay trở lại tố cáo doanh nghiệp bội ước. Đối diện với các biện pháp trả đũa của các doanh nghiệp còn lại, động cơ phá vỡ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm đi. Nói cách khác, trong bối cảnh thông tin thị trường là đầy đủ, tính ổn định của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là cao.

Nhưng vấn đề sẽ trở nên khác đi, khi thông tin thị trường là không đầy đủ hoặc các hành vi mà nhóm doanh nghiệp thỏa thuận hướng đến là các hành vi không liên quan đến giá. “Việc trao đổi các thông tin làm cho việc phát hiện các gian lận [trong các thỏa thuận HCCT] đặc biệt là khi các thông tin chi tiết được trao đổi về các giao dịch hiện hữu và giao dịch thường xuyên trở nên dễ dàng hơn”.

Đồng thời, như trên đã phân tích các thông tin được trao đổi này, vẫn mang trong mình khía cạnh minh bạch hóa thị trường, có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh. Nên vấn đề quan trọng là phải phân loại giữa các thông tin gây hại và những thông tin có lợi cho cạnh tranh.

Như trên đã phân tích về mặt logic, việc trao đổi thông tin về giá giữa các doanh nghiệp là một trong những hình thức hạn chế cạnh tranh về giá. Nhưng theo qui định của Luật Cạnh tranh 2004, Việt Nam hoàn toàn bỏ ngỏ vấn đề này. Chỉ có một qui định có liên quan đến khía cạnh trao đổi thông tin tại Khoản 7 Điều 14 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP: “không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận”. Tuy vậy, nội hàm của hành vi này không khái quát được hoàn toàn hành vi trao đổi thông tin về giá.

Tuy vậy, bản chất của thông tin chỉ có giá trị về khía cạnh cạnh tranh khi thông tin này là không dễ dàng tiếp cận và mang tính cập nhật. Do đó, đối với các thông tin đã không còn mang tính cập nhật hoặc việc đóng góp thông tin cho các bên thứ ba như cơ quan nhà nước hoặc các hiệp hội ngành nghề, qua đó góp phần tạo nên sự minh bạch của thị trường, thì những thông tin này phải được coi là những thông tin không vi phạm. Cách xác định “vùng an toàn” như Hoa Kỳ cũng là một trong những kinh nghiệm hay mà Việt Nam nên tiếp nhận.

Đến Luật Cạnh tranh 2018 cũng hoàn toàn không qui định về các thoả thuận trao đổi thông tin với tính chất là các thoả thuận có tác dụng thúc đẩy hoặc duy trì các thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Cho nên cần thiết phải bổ sung qui định điều chỉnh đối với dạng thoả thuận này. Đồng thời, tiêu chí xác định vùng an toàn như kinh nghiệm của Hoa Kỳ rõ ràng nên được tiếp nhận trong quá trình xây dựng qui định về thoả thuận trao đổi thông tin.

Hoàn thiện qui định về chính sách khoan hồng

Nhìn từ góc độ của lý thuyết trò chơi, bản chất của chính sách khoan hồng là tạo nên sự mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân của từng doanh nghiệp (thực hiện hành vi khai báo) và lợi ích của toàn bộ nhóm doanh nghiệp tham gia thỏa thuận (không khai báo). Để có thể xây dựng một chính sách khoan hồng, cần phải bảo đảm những nguyên tắc sau đây:Thứ nhất: Cần phải tạo ra cơ chế để các doanh nghiệp phải nghi ngờ lẫn nhau, dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án khai báo như là lựa chọn an toàn trong bối cảnh lựa chọn không mang tính chắc chắn. Việc Bộ luật Hình sự qui định trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân có liên quan là một yếu tố hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, để khuyến khích khả năng khai báo, chính sách khoan hồng của Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của pháp luật Hoa Kỳ trong việc áp dụng chính sách khoan hồng đối với các cá nhân có liên quan.

Thứ hai: Chế tài xử lí đối với các hành vi TTSDG nói riêng và thỏa thuận HCCT phải lớn và thực thi phải mang tính nhất quán. Bản chất của chương trình khoan hồng chính là áp dụng chiến lược “cây gậy và củ cà rốt”. Cho nên một khi chế tài không đủ mạnh, doanh nghiệp không có động cơ để khai báo để xin khoan hồng và ân xá.

Thứ ba: Việc phối hợp và khai báo phải mang tính hiệu quả. Bởi nếu như không đặt tiêu chí hiệu quả của việc hợp tác là điều kiện tiên quyết thì mục đích của việc dùng thông tin nội bộ để phá vỡ và trừng phạt các thỏa thuận HCCT sẽ không đạt được. Đồng thời, doanh nghiệp có thể lợi dụng chính điều này để trục lợi từ chính sách khoan hồng (vì đã khi đưa thông tin không có nhiều ý nghĩa, nhưng vẫn được khoan hồng), nhưng mặt khác vẫn hưởng lợi từ việc tiếp tục thực hiện các thỏa thuận HCCT.

Thứ tư: Cần bổ sung vấn đề miễn trừ đối với cá nhân. Như trên đã phân tích, việc chính sách khoan hồng không áp dụng đối với các cá nhân là một bất cập. Để gia tăng khả năng thành công trong các vụ việc về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, nên bổ sung việc áp dụng chính sách khoan hồng đối với các cá nhân có liên quan. Nhìn từ góc độ kỹ thuật lập pháp vấn đề này có thể xử lý bằng cách sửa đổi Điều 112 của Luật Cạnh tranh 2018 theo hướng “cá nhân có liên quan đến việc hình thành, thúc đẩy, thực hiện các thoả thuận hạn chế cạnh tranh nếu thoả mãn các điều kiện tại khoản 3 điều này có hể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc giảm hình phạt. Chính phủ qui định chi tiết vấn đề này”.

Các tiêu chí cụ thể của chính sách khoan hồng

(i) Điều kiện thông tin

Các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp phải đầy đủ và hiệu quả

Các thông tin này cơ quan cạnh tranh chưa có tại thời điểm đó.

(ii) Điều kiện chủ thể

Không được là người chủ mưu, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc hoặc đóng vai trò là doanh nghiệp chủ chốt trong thỏa thuận HCCT

Tại thời điểm hợp tác, phải ngừng toàn bộ các hành vi vi phạm.

(iii) Điều kiện về thời điểm

Việc miễn hình phạt chỉ được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin trước khi cơ quan cạnh tranh tiến hành điều tra. Việc cung cấp sau thời điểm đó, doanh nghiệp chỉ được giảm hình phạt nếu, thông tin cung cấp có ý nghĩa trong việc phá vỡ thỏa thuận.

Có thể áp dụng cơ chế “đăng kí hợp tác”.

Trong chính sách khoan hồng của EU có khái niệm “marker” là một kinh nghiệm hay mà Việt Nam nên cân nhắc tiếp nhận. Marker có thể hiểu là việc một doanh nghiệp tiến hành khai báo và hợp tác với cơ quan cạnh tranh. Nhưng tại thời điểm khai báo, doanh nghiệp chưa thu thập hoặc chưa tập hợp được đầy đủ toàn bộ các thông tin cần thiết. Tuy vậy, nếu để doanh nghiệp tập hợp được toàn bộ thông tin để đáp ứng tiêu chí “đầy đủ và có ý nghĩa” của thông tin, thì có thể trong lúc đó đã có doanh nghiệp khác đã nộp thông tin. Như vậy, trong trường hợp này, lựa chọn khai báo lại không chắc chắn mang lại cho doanh nghiệp cơ hội được miễn trách nhiệm/ hình phạt. Do đó, cơ chế “đăng kí hợp tác” này bản chất là cơ quan cạnh tranh dành cho doanh nghiệp thêm một khoảng thời gian cần thiết để chuẩn bị hồ sơ.

Xác định mức giá trong hành vi thoả thuận ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp ra khỏi thị trường

Xét về mặt cách tiếp cận, tác giả đánh giá rằng cả Luật Cạnh tranh 2004 và Luật Cạnh tranh 2018 có cách tiếp cận hợp lí. Sự hợp lí được đánh giá thông qua việc phân loại các thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh thành 2 nhóm rất rõ ràng là nhóm các thỏa thuận ấn định giá và nhóm các thoả thuận ngăn cản, loại bỏ đối thủ. Nhưng tinh thần của Luật Cạnh tranh 2004 khi được hướng dẫn bởi Nghị định số 116/2005/NĐ-CP thì thoả thuận ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh, thoả thuận loại bỏ  doanh nghiệp khác không phải là bên trong thoả thuận lại bao gồm cả các hình thức tẩy chay và chiến lược sử dụng giá thấp. Luật Cạnh tranh 2018 cho đến thời điểm này chưa có Nghị định hướng dẫn chi tiết cho Khoản 5 và Khoản 6 Điều 11. Chính vì lẽ đó, để qui định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 đi vào thực tiễn cần thiết phải có cách tiếp cận khác so với cách mà Luật Cạnh tranh 2004 và Nghị định số 116/2005/NĐ-CP đã từng sử dụng. Nhìn từ góc độ kinh tế, tác giả có hai khuyến nghị để hướng dẫn thi hành như sau:

Khuyến nghị thứ nhất: Không qui định các TTSDG theo hướng xác định mức giá thấp để ngăn cản hoặc loại bỏ đối thủ. Thay vào đó, tất cả các thỏa thuận nhằm ấn định giá đều nên xác định là thỏa thuận ấn định giá, bất kể mức giá là cao hay thấp. Trong khi đó, các thoả thuận (i) thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh và (iii) thỏa thuận thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận sẽ là tổ hợp các hành vi ngăn cản, loại bỏ doanh nghiệp khác trong đó đóng vai trò quan trọng là các hành vi mang tính tẩy chay. Có nghĩa, lần lượt các hướng dẫn tại các Điều 19 và Điều 20 của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP nên loại bỏ hành vi “mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh”. Trong tương lai, các hướng dẫn thi hành nên ưu tiên theo hướng tiếp cận này.

Khuyến nghị thứ hai: Trong trường hợp vẫn muốn giữ nguyên cách tiếp cận theo hướng như Nghị định số 116/2005/NĐ-CP đang áp dụng và kế thừa trong nghị định hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh 2018 thì điều kiện tiên quyết để áp dụng thành công hai qui định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP  là phải định lượng được mức giá ngăn cản, loại bỏ. Pháp luật cạnh tranh nhất thiết phải trả lời cho các câu hỏi sau đây: Thế nào là mức giá ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh, thế nào là mức giá loại bỏ doanh nghiệp ra khỏi thị trường liên quan, hai mức giá này có khác nhau hay không, nếu khác nhau thì sự khác biệt ấy là gì?

Mức giá ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh

Theo đó, đối với thoả thuận ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh thì mức giá thoả thuận sẽ là mức giá thấp hơn chi phí sản xuất (tức là tổng chi phí biến đổi + chi phí cố định) nhưng sẽ cao hơn chi phí biến đổi bình quân.

Mức giá loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường liên quan

Đối với thỏa thuận loại bỏ doanh nghiệp khác không phải là một bên của thỏa thuận, nhà làm luật có thể cân nhắc một trong hai lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất là nếu doanh nghiệp thỏa thuận mức giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân thì hành vi này được suy đoán là nhằm mục đích loại bỏ doanh nghiệp khác, không cần các phân tích tiếp theo về chiến lược tẩy chay và bối cảnh của thị trường tại thời điểm tiến hành hành vi. Lựa chọn thứ hai là nếu doanh nghiệp bán hàng với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất nhưng cao hơn chi phí biến đổi thì phải kết hợp với chiến lược tẩy chay. Trong trường hợp nếu không chứng minh được hoặc không có hành vi tẩy chay được thực hiện song hành thì hành vi này là hành vi ngăn cản chứ không còn là hành vi loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường liên quan.

Tác giả khuyến nghị lựa chọn phương án thứ nhất, bởi lựa chọn này là một lựa chọn sẽ giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể thực thi một cách dễ dàng nhưng đồng thời nó cũng là hướng tiếp cận phù hợp với bản chất kinh tế của hành vi. Bởi, chi phí biến đổi là chi phí tối thiểu nhất mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi tiến hành sản xuất trong ngắn hạn.

Sửa đổi mức phạt áp dụng đối với các thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh

Trong tương quan với qui định của Luật Cạnh tranh 2018 thì mức phạt mà Điều 217 BLHS áp dụng đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh nói chung là quá thấp. Cho nên cần thiết phải sửa đổi qui định về mức phạt đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh nói chung là TTSDG để HCCT nói riêng theo hướng nên  loại bỏ qui định hiện nay của Điều 217 BLHS về mức phạt tiền. Để làm được điều này có thể cân nhắc một trong hai phương án. Phương án thứ nhất là sửa Khoản 1 Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018.

Cụ thể: “Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm”.

Phương án thứ hai là sửa Điều 217 BLHS theo hướng hoặc loại bỏ các qui định về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hoặc trong trường hợp dẫn chiếu ngược trở lại qui định mức phạt tiền trong Luật Cạnh tranh 2018.

Theo tác giả sẽ là tối ưu nếu chọn phương án thứ nhất. Bởi vì mức phạt tiền là một trong các qui định quan trọng trong việc kiểm soát các thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Xét về khía cạnh thực tiễn lập pháp Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực thi pháp luật sẽ là cơ quan được giao nhiệm vụ làm dự thảo luật hoặc sẽ là cơ quan tham gia sâu vào quá trình xây dựng hoặc sửa đổi luật.

Nhìn từ góc độ đó, việc sửa đổi Luật Cạnh tranh 2018 sẽ khả thi và hiệu quả hơn so với việc sửa đổi BLHS. Đồng thời, để lượng hoá mức phạt đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh, cần có những hướng dẫn thi hành. Nếu lựa chọn phương án 2 rõ ràng khâu hướng dẫn thi hành sẽ khó khăn hơn. 

Đồng thời, trong hướng dẫn thi hành để lượng hoá mức phạt, nên cân nhắc sử dụng lại hai tiêu chí mà Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP đã từng sử dụng là mức doanh thu của doanh nghiệp được giới hạn trong phạm vi các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có liên quan và khoản thời gian mà các doanh nghiệp tiến hành thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Các giới hạn là cần thiết và công bằng đối với doanh nghiệp vi phạm. Bởi trên thực tế, một doanh nghiệp có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực và cung cấp nhiều sản phẩm khác 

Sửa đổi mức phạt áp dụng đối với các thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh

Trong tương quan với qui định của Luật Cạnh tranh 2018 thì mức phạt mà Điều 217 BLHS áp dụng đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh nói chung là quá thấp. Cho nên cần thiết phải sửa đổi qui định về mức phạt đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh nói chung là thỏa thuận sử dụng giá (TTSDG) để hạn chế cạnh tranh (HCCT) nói riêng theo hướng nên  loại bỏ qui định hiện nay của Điều 217 BLHS về mức phạt tiền. Để làm được điều này có thể cân nhắc một trong hai phương án.

Phương án thứ nhất là sửa Khoản 1 Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018. Cụ thể: “Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm”.

Phương án thứ hai là sửa Điều 217 BLHS theo hướng hoặc loại bỏ các qui định về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hoặc trong trường hợp dẫn chiếu ngược trở lại qui định mức phạt tiền trong Luật Cạnh tranh 2018.

Có thể bạn quan tâm

  • Định hướng hoàn thiện pháp luật kiểm soát thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh

    17:55, 21/03/2020

  • Kêu gọi dừng bán khẩu trang là vi phạm Luật Cạnh tranh

    04:50, 05/02/2020

  • Quy luật cạnh tranh buộc chúng ta phải vươn lên!

    10:00, 07/07/2019

 Theo tác giả sẽ là tối ưu nếu chọn phương án thứ nhất. Bởi vì mức phạt tiền là một trong các qui định quan trọng trong việc kiểm soát các thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Xét về khía cạnh thực tiễn lập pháp Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực thi pháp luật sẽ là cơ quan được giao nhiệm vụ làm dự thảo luật hoặc sẽ là cơ quan tham gia sâu vào quá trình xây dựng hoặc sửa đổi luật. Nhìn từ góc độ đó, việc sửa đổi Luật Cạnh tranh 2018 sẽ khả thi và hiệu quả hơn so với việc sửa đổi BLHS. Đồng thời, để lượng hoá mức phạt đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh, cần có những hướng dẫn thi hành. Nếu lựa chọn phương án 2 rõ ràng khâu hướng dẫn thi hành sẽ khó khăn hơn. 

Đồng thời, trong hướng dẫn thi hành để lượng hoá mức phạt, nên cân nhắc sử dụng lại hai tiêu chí mà Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP đã từng sử dụng là mức doanh thu của doanh nghiệp được giới hạn trong phạm vi các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có liên quan và khoản thời gian mà các doanh nghiệp tiến hành thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Các giới hạn là cần thiết và công bằng đối với doanh nghiệp vi phạm. Bởi trên thực tế, một doanh nghiệp có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực và cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau. Nhưng khi tiến hành các TTSDG để HCCT thì doanh nghiệp chỉ thoả thuận đối với một hoặc một số mặt hàng nhất định. Các quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp cũng vì thế mà chỉ trừng phạt đối với các vi phạm trên thị trường liên quan mà doanh nghiệp thu lợi hoặc có khả năng thu lợi từ các TTSDG để HCCT.

Để lượng hoá mức phạt trong khoảng dao động của mức phạt đối với các TTSDG để HCCT lên đến 10% tổng doanh thu của năm liền kề trước đó, có thể cân nhắc các yếu t như: Thời gian tiến hành và phạm vi tiến hành, lợi nhuận thu được từ việc tiến hành các TTSDG để HCCT, mức độ thiệt hại hoặc tổn thất do các TTSDG để HCCT gây ra và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Trong việc kiểm soát các thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh từ Luật Cạnh tranh 2004 đến Luật Cạnh tranh 2018, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc tiệm cận với thông lệ của các quốc gia phát triển về pháp luật cạnh tranh như Hoa Kỳ và EU.

Mặc dù vậy, không phải tất cả các hạn chế của Luật Cạnh tranh 2004 về kiểm soát các thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh đều được được giải quyết triệt để trong Luật Cạnh tranh 2018.

Đồng thời, để Luật Cạnh tranh 2018 có thể phát huy vai trò của mình trong việc kiểm soát các thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Trên cơ sở đó, chương 4 của nghiên cứu đã xác định phương hướng để hoàn thiện cũng như thực thi có hiệu quả các qui định của pháp luật về kiểm soát các thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh nhằm bảo đảm sự lành mạnh của thị trường cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

Theo đó, pháp luật về kiểm soát các thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh phải thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cạnh tranh, sử dụng tư duy kinh tế trong việc tiếp cận và phải bảo đảm tính tối ưu trong việc sử dụng các nguồn lực kinh tế trong khi vẫn bảo đảm cạnh tranh trên thị trường.

Trên cơ sở phương hướng hoàn thiện pháp này, chương 4 đã tiến hành phân tích và đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật kiểm soát các thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh bao gồm:

  1. Xác định nguyên tắc miễn trừ đối với các thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp.
  2. Nên có qui định về thoả thuận trao đổi thông tin với tính chất là một thoả thuận có tác dụng tạo điều kiện để tiến hành các thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp trong việc thực thi các thoả thuận ấn định giá.
  3. Cần phải hoàn thiện qui định của Luật Cạnh tranh 2018 về chính sách khoan hồng theo hướng nên qui định vể cơ chế đăng kí chính sách khoan hồng dựa trên kinh nghiệm của pháp luật EU.
  4. Để bảo đảm tính răn đe của pháp luật cũng như bảo đảm sự thành công của chính sách khoan hồng trong việc chống lại các thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, cần phải thay đổi qui định về xử phạt đối với các thoả thuận này theo hướng bỏ mức trần mà Luật Cạnh tranh 2018 dẫn chiếu đến qui định của pháp luật hình sự.
  5. Nên có qui định hoặc hướng dẫn về việc xác định mức giá trong hành vi thoả thuận ngăn cản việc gia nhập thị trường, ngăn cản sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp khác hoặc loại bỏ ra khỏi thị trường các doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thoả thuận.
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO