Giải pháp kích cầu du lịch hậu COVID-19: Giá rẻ hay giá trị?

Huyền Trang 16/05/2020 16:48

Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp khẳng định, ngành du lịch hậu COVID-19 nên tập trung vào khách nội địa và hướng tới chất lượng du lịch.

Tại Hội nghị “Giới thiệu thời điểm vàng để khám phá du lịch Việt Nam” nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm kích cầu du lịch hậu COVID-19.

Đại diện Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, các tỉnh cùng nhiều doanh nghiệp đều nhận định mục tiêu lớn nhất của ngành du lịch hiện nay là hướng khách nội địa trong thời gian vắng bóng khách quốc tế.

Đại diện Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, các tỉnh cùng nhiều doanh nghiệp đều nhận định mục tiêu lớn nhất của ngành du lịch hiện nay là hướng khách nội địa trong thời gian vắng bóng khách quốc tế.

Du lịch khó hoàn thành mục tiêu

Ông Cao Tường Huy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: Chúng ta đang đứng trước một nguy cơ rất cao vì không hoàn thành mục tiêu đề ra để thu hút khách du lịch. Năm 2019, Quảng Ninh đón trên 14 triệu khách, trong đó hơn 5 triệu khách quốc tế, gần 10 triệu khách nội địa. Mục tiêu 2020 là gần 16 triệu khách, gồm 6,5 triệu lượt khách quốc tế và hơn 10 triệu khách trong nước.

Đến bây giờ, tình hình vẫn rất gay. Trong Q1/2020, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh giảm 72%, trong đó khách quốc tế giảm 70%, khách nội địa giảm 75%. Tổng thu từ du lịch trong Q1/2020 giảm 72% so với cùng kỳ năm 2019. Quảng Ninh xác định du lịch là một ngành mũi nhọn, như năm ngoái đóng góp 12,5% GDP. Riêng Hạ Long, trong Q1/2020 khách du lịch đến chỉ đạt 43% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Cao Tường Huy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - đề xuất giải pháp kích cầu du lịch nội địa. Ảnh: VNE

Ông Cao Tường Huy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - đề xuất giải pháp kích cầu du lịch nội địa. Ảnh: VNE

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du Lịch cho biết nhìn lại những tháng đầu năm, từ tháng 3, Việt Nam đã hạn chế các đường bay quốc tế, giảm 18,1% so với cùng kỳ 2019.

“Việc tạm ngừng các hoạt động du lịch không chỉ tác động nặng nề tới người lao động trong ngành du lịch mà còn ở”, ông Khánh nói.

Trước bối cảnh đất nước dần trở lại bình thường, ông Khánh cho rằng đây là thời điểm vàng để du lịch Việt phá băng. Việc kích cầu hiện nay giúp các doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn, đề nghị các hiệp hội, doanh nghiệp, hãng hàng không, vận tải du lịch cùng hợp tác kích cầu để khôi phục du lịch nội địa. Từng doanh nghiệp cùng chung tay kích cầu du lịch.

Kích cầu du lịch thế nào?

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Du lịch quốc gia cho biết COVID-19 đã làm thay đổi hành vi của du lịch của du khách.

“Theo khảo sát có một số xu hướng của du khách thay đổi sau đại dịch đó là nhu cầu tìm nơi an toàn, nhau cầu tại các địa điểm gần nhà, du lịch cùng gia đình, nhu cầu du lịch tại các địa điểm du lịch gần biển và gần thiên nhiên”, ông Kiên nói.

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch (TAB).

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch (TAB).

Trước bối cảnh đất nước dần trở lại bình thường, ông Kiên cũng nhấn mạnh đây là thời điểm thích hợp để kích cầu ngành du lịch.

“Tuy nhiên, kích cầu du lịch không có nghĩa là giảm giá, hạ giá mà là tập trung nhiều hơn vào giá trị mang tới cho du khách”, ông Kiên nhấn mạnh.

Từ góc nhìn doanh nghiệp, bà Bùi Hải Huyền - Tổng giám đốc FLC khẳng định, để có thể kích cầu ngành du lịch, thay vì giảm giá hay hạ giá doanh nghiệp sẽ hướng tới việc giữ gìn dịch vụ du lịch tốt, đáp ứng các nhu cầu của du khách.

Về phần mình, ông Hồ An Phong - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình khẳng định: Thời gian tới ngành du lịch nên hướng tới mục tiêu là khách nội địa trong thời gian vắng bóng khách quốc tế. Nói là phát triển nội địa, nhưng thực lực của thị trường chưa thực sự mạnh, khi trẻ em phải đi học, hoạt động sản xuất cần duy trì... nên chỉ kích cầu nội địa để lấy đà khôi phục hoàn toàn, tạo ra một ưu thế mới. 

Tất cả các tỉnh, đặc biệt là địa phương có điểm du lịch trọng điểm của Việt Nam, từ Chính phủ đến bộ ngành địa phương có các giải pháp tình thế rất kịp thời. Hiện cơ chế nhà nước đã rất thông thoáng, doanh nghiệp của chúng ta rất sáng tạo. 

“Từng có kinh nghiệm với cuộc khủng hoảng Formosa 2017, chúng tôi chỉ mất 6 tháng để phục hồi hoàn toàn, nên không quá bi quan. Địa phương chúng tôi chịu đựng được, tin tưởng cộng đồng du lịch sẽ phục hồi, nhưng chúng tôi lo cho các doanh nghiệp lớn. Khi mạng lưới quốc tế giảm, thì đường bay nội địa phải tăng cường và bước đầu phải chấp nhận lỗ, do đó sức khoẻ của các hãng vận chuyển nội địa rất quan trọng”, ông Phong nhấn mạnh.

Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành du lịch Việt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lượng khách du lịch sụt giảm. Trong thời điểm hiện tại, khi dịch bệnh được Chính phủ kiểm soát tốt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo đẩy mạnh quảng bá các điểm đến, phát triển du lịch nội địa cùng sự chung tay vào cuộc từ Bộ, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp, du lịch Việt Nam được kỳ vọng sẽ khôi phục nhanh và phát triển mạnh, đặc biệt là du lịch nội địa.

Có thể bạn quan tâm

  • Kích cầu du lịch: Bài 5 - Khách nội địa có giúp phục hồi du lịch?

    11:00, 16/05/2020

  • Kích cầu du lịch: Bài 4 - Tái khởi động thị trường khách du lịch quốc tế

    06:00, 15/05/2020

  • Kích cầu du lịch: Bài 3 - An toàn là ưu tiên hàng đầu!

    05:00, 14/05/2020

  • Kích cầu du lịch: Bài 2 - Doanh nghiệp đồng hành cùng du khách!

    05:00, 12/05/2020

  • Kích cầu du lịch: Bài 1 - Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam!

    14:54, 11/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp kích cầu du lịch hậu COVID-19: Giá rẻ hay giá trị?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO