Giải pháp nguyên liệu cho ngành gỗ

Thy Hằng 11/08/2018 05:33

Nguyên liệu gỗ là một trong những thách thức lớn nhất cần vượt qua để đưa ngành gỗ và lâm sản Việt Nam trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế và có thương hiệu, uy tín trên thị trường thế giới.

Tại “Hội nghị Diên Hồng” của ngành gỗ vừa được tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã “đặt hàng” 10 năm tới ngành chế biến gỗ, lâm sản phải trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu, đạt kim ngạch xuất khẩu 2 con số từ năm 2019 và 20 tỷ USD năm 2025. 

p/Thị phần xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam quý I/2018 (nguồn Tổng cụcp/Hải quan)

Thị phần xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam quý I/2018 (nguồn Tổng cục Hải quan)

“Ăn đong” nguyên liệu

Theo bà Đỗ Thị Bạch Tuyết, Tổng giám đốc CTCP Wooland, hiện đông đảo doanh nghiệp sản xuất trong ngành chế biến gỗ gặp phải khó khăn rất lớn trong việc thu mua nguyên liệu. ”Thiếu hụt nguyên liệu gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này là do thương lái trên thị trường thu mua mạnh mẽ để xuất đi nước ngoài dưới dạng nguyên liệu thô”, bà Tuyết nói.

Cũng theo TGĐ Wooland, một phần do nhiều nước trong khu vực đã có chính sách thắt chặt nguồn nguyên liệu từ rừng, như Lào, Capuchia, Myanmar, Ấn Độ, Trung Quốc,… dẫn đến tình trạng thiếu hụt gỗ nguyên liệu trong khu vực một cách rõ rệt, làm gia tăng áp lực cạnh tranh gỗ nguyên liệu đầu vào tại các nước có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển.

Nguyên liệu gỗ trong nước mới chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. Cùng với đó, chất lượng nguyên liệu gỗ từ rừng trồng trong nước còn thấp do khai thác sớm.

Trên thực tế, câu chuyện ”ăn đong” nguyên liệu luôn là ”nút thắt” của ngành từ nhiều năm nay. Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy, nguyên liệu gỗ trong nước mới chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. Cùng với đó, chất lượng nguyên liệu gỗ từ rừng trồng trong nước còn thấp do khai thác sớm, gỗ còn non.

Trong khi nguyên liệu sản xuất còn chưa đảm bảo, thì nhiều nhà nhập khẩu châu Âu, hiện đang siết chặt hơn vấn đề truy xuất nguồn gốc gỗ. Theo đó, các nhà nhập khẩu tỏ ra quan ngại việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, tính bền vững và đặc biệt là việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

“Như tại đơn vị Woodsland, khách hàng yêu cầu rất khắt khe về nguồn gốc gỗ, phải hoàn toàn hợp pháp, có chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Nhà máy phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, thực hiện đầy đủ các trách nhiệm với xã hội, cộng đồng....”, bà Tuyết chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng “đặt hàng” 20 tỷ USD cho ngành gỗ năm 2025

    12:42, 08/08/2018

  • Lần đầu tiên, Thủ tướng chủ trì “hội nghị Diên Hồng” ngành gỗ

    09:10, 08/08/2018

  • Làm sao giải "cơn khát" của ngành gỗ Việt?

    16:24, 07/05/2018

  • Nhiều tín hiệu lạc quan cho ngành gỗ Việt Nam

    16:04, 17/04/2018

  • Ngành gỗ và chuyện “ăn đong”

    06:10, 26/03/2018

  • Giải pháp giúp ngành gỗ phát triển bền vững

    06:00, 08/07/2017

  • Cơ hội cho ngành gỗ trong hội nhập

    10:53, 05/01/2017

  • 5 giải pháp cho ngành gỗ trong hội nhập

    13:53, 18/12/2016

Xây dựng trung tâm giao dịch gỗ 3 miền

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, việc triển khai chuyển đổi rừng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng trồng gỗ lớn còn rất hạn chế. “Hiện, nhiều tỉnh ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung và Đông Nam Bộ, diện tích rừng trồng nhỏ so với diện tích đất tự nhiên. Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ mong muốn đầu tư trồng rừng để ổn định nguồn nguyên liệu nhưng không có đất phù hợp”, ông Quyền cho biết.

Do đó, theo ông Nguyễn Tôn Quyền, chỉ có thể mở rộng rừng từ diện tích rừng trồng trên đất đã giao cho người dân theo hình thức liên kết giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với chủ rừng là hộ gia đình và hợp tác xã trồng rừng. Thực tế đã có nhiều mô hình liên kết như vậy đã và đang vận hành có hiệu quả.

“Bộ NN&PTNT cần sớm cung cấp thông tin, dữ liệu về trồng rừng và sản lượng gỗ, giúp doanh nghiệp chế biến gỗ giảm được chi phí về thời gian để khảo sát tìm nguồn nguyên liệu. Đồng thời, cần tiến hành xây dựng các trung tâm giao dịch gỗ tại 3 miền Bắc, Trung, Nam...”, ông Quyền đề xuất.

Ở góc độ doanh nghiệp, TGĐ Wooland kiến nghị Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Tổng cục Lâm Nghiệp có chính sách giảm thiểu xuất siêu nguyên liệu gỗ thô, bảo đảm nguồn nguyên liệu trong nước thông qua các chính sách thuế và kiểm soát việc thực hiện. Đặc biệt, cần xây dựng nhiều vùng nguyên liệu gỗ lớn, đạt chất lượng, có chứng chỉ FSC. Bởi thực tế, Việt Nam không còn cách nào khác là phải chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

Nói như Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: “Phải bảo đảm đủ nguồn cung nguyên liệu, trong đó hướng tới sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững trong nước, chỉ nhập khẩu những nguyên liệu Việt Nam không thể sản xuất”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp nguyên liệu cho ngành gỗ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO