Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản bền vững

HOÀI ANH 15/10/2020 18:08

Cần thống nhất những giải pháp căn cơ nhất để huy động vốn sử dụng có hiệu quả 2 vấn đề mấu chốt là "vốn và công nghệ trong liên kết 6 nhà".

Liên kết vẫn yếu và thiếu

9 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu nông sản ước đạt xuất khẩu ước đạt 30,05 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Giá trị xuất siêu đạt khoảng 7,2 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2019 kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 41,3 tỷ USD.

 Cần giải pháp cho sản xuất và xuất khẩu nông sản bền vững

Cần giải pháp cho sản xuất và xuất khẩu nông sản bền vững

Bà Vũ Thị Minh – Chuyên gia kinh tế (Đại học Kinh tế Quốc dân) nhìn nhận, cùng với sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa tập trung quy mô lớn để khai thác lợi thế địa phương, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã ngày càng được chú trọng hơn, từ đó tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp.

Đơn cử như trong lĩnh vực chăn nuôi, ngoài việc chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo trang trại, gia trại và liên kết theo chuỗi giá trị, phương thức chăn nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và sản xuất theo quy trình GAP có xu hướng phát triển nhanh. Số lượng trang trại chăn nuôi tăng từ 8.796 năm 2013 tăng lên 15.700 năm 2019, trong đó có khoảng 9% số trang trại chăn nuôi theo các quy trình VietGAP và GlobalGAP.

Đối với lĩnh vực trồng trọt, cụ thể là sản xuất lúa gạo, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã làm tăng giá trị sản xuất và hiệu quả sử dụng đất lên nhiều lần. Chẳng hạn như ở Hà Nam, nông nghiệp công nghệ cao đã tạo ra giá trị sản xuất từ 1,2-1,4 tỷ đồng/ha/năm đối với khu vực sản xuất ngoài trời và từ 3-4 tỷ đồng/ha/năm đối với sản xuất trong nhà kính.

Mặt khác, thương hiệu của nông sản Việt vẫn chưa thực sự tạo được sự chú ý trên thị trường thế giới, mà mấu chốt chính là mối quan hệ trong 6 "nhà" (nhà nông, nhà doanh nghiệp, Nhà nước, nhà khoa học, nhà ngân hàng, nhà phân phối) vẫn còn một vài vướng mắc cần giải quyết, đặc biệt là câu chuyện về sử dụng vốn sao cho hiệu quả hay ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh nông sản như thế nào để đạt được hiệu quả tốt.

Chỉ có khoảng 15% là của các doanh nghiệp trong nước và có đến hơn 80% hàng nông sản của Việt Nam được bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài

Chỉ có khoảng 15% là của các doanh nghiệp trong nước và có đến hơn 80% hàng nông sản của Việt Nam được bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài.

Thêm giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp

Trước cơ hội hội nhập sâu rộng theo hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có CPTPP và EVFTA được mở rộng thị trường, thay đổi công nghệ, thay đổi cách quản trị hay thay đổi về thể chế, pháp luật thì chúng ta cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong điều kiện xuất phát điểm thấp và thiếu kết nối theo chuỗi giá trị. 

Điều này đòi hỏi mỗi chủ hộ kinh tế, giám đốc hợp tác xã và giám đốc doanh nghiệp phải được giải phóng bằng kiến thức của không chỉ của nhà sản xuất mà hơn nữa là phải là của nhà kinh doanh nông nghiệp tức là nhà kinh tế trí thức nông nghiệp với cuộc chuyển đổi lớn về các yếu tố của năng lực khởi nghiệp sáng tạo và quản trị.

Để góp phần tranh thủ cơ hội vượt qua thách thức, ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, cần thống nhất những giải pháp căn cơ nhất để huy động vốn sử dụng có hiệu quả 2 vấn đề mấu chốt là "vốn và công nghệ trong liên kết 6 nhà". Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa vốn, khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp với chi phí hợp lý nhất để từ đó nâng cao được sản lượng, chủng loại, chất lượng nông sản cho thị trường trong nước và xuất khẩu; góp phần hình thành, nâng cao chuỗi giá trị nông sản với sự tham gia của 6 nhà.

GS.TS Ngô Xuân Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ KHCN) khẳng định, cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hệ thống các cơ chế, chính sách khoa học công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, ưu tiên đầu tư, triển khai cơ chế, chính sách đồng bộ, theo chuỗi giá trị của sản phẩm nhằm hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia, sản phẩm truyền thống, đặc sản, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ phục vụ xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

  • Gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản Việt từ EVFTA

    Gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản Việt từ EVFTA

    05:15, 04/07/2020

  • Lạc quan với mục tiêu xuất khẩu nông sản 41 tỷ USD năm 2020

    Lạc quan với mục tiêu xuất khẩu nông sản 41 tỷ USD năm 2020

    04:30, 12/10/2020

  • [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Phát triển thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

    [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Phát triển thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

    00:30, 11/04/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO