Giải pháp vật liệu xây dựng cho công trình xanh

LÊ HÀ 30/07/2022 08:00

Ngày 29/7,dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, Vụ Vật liệu XD và Vụ KHCN&MT phối hợp với Cty CP Eurowindow tổ chức hội thảo: “Giải pháp vật liệu xây dựng đáp ứng công trình xanh có kiến trúc bền vững”

Hội thảo “Giải pháp vật liệu xây dựng đáp ứng công trình xanh có kiến trúc bền vững” có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành

Hội thảo “Giải pháp vật liệu xây dựng đáp ứng công trình xanh có kiến trúc bền vững” có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành

Đây được xem hội thảo chuyên ngành để tím ra các giải pháp cho việc phát triển công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh, thúc đẩy nghiên cứu sản xuất, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, vật liệu có tính năng tiết kiệm năng lượng đã và đang là một trong những ưu tiên của ngành xây dựng trong những năm qua.

Cần chung tay thực hiện cam kết “xanh”

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh - Bộ Xây dựng cho biết, trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khuyến khích và tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ để đầu tư sản xuất các vật liệu xây dựng (VLXD) xanh, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường ứng dụng trong các công trình xanh và có kiến trúc bền vững.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại Hội thảo.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những hạn chế trong việc phát triển các VLXD xanh cũng như công trình xanh giai đoạn vừa qua. Trong 10 năm qua, số lượng công trình xanh của Việt Nam mới chỉ đạt được trên hơn 200 công trình, với tổng diện tích khoảng trên 6 triệu m2 sàn xây dựng. Con số này vẫn còn rất khiêm tốn.

Thứ trưởng đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển công trình xanh thời gian qua, như:  Chưa có các hướng dẫn cụ thể của các cơ quan thẩm quyền như trình tự, thủ tục đánh giá, chứng nhận sản phẩm về VLXD tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, chưa có các quy định bắt buộc về đánh giá, chứng nhận nhãn sản phẩm VLXD tiết kiệm năng lượng đối với các thiết bị sử dụng năng lượng;

Những “bài toán” cần tìm lời giải

Theo TS. Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), so với nhiều nước phát triển trên thế giới và khu vực, trình độ công nghệ, nhân lực, quản lý, thiết bị, kỹ thuật xây dựng, điều kiện tiện nghi các công trình ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Hiện chúng ta chưa có công trình nào được thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành đạt tiêu chí net zero. Điều này đang đặt ra thách thức lớn đối với Việt Nam để đạt mục tiêu cam kết vào năm 2050.

Để thực hiện các nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực xây dựng, sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng có tính năng tiết kiệm năng lượng nói riêng, cần tháo gỡ bởi các giải pháp: hỗ trợ ưu đãi về tài chính cho các dự án sản xuất sản phẩm, vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; có các quy định bắt buộc hoặc khuyến khích để đánh giá, chứng nhận, dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm VLXD; nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan như chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị quản lý vận hành, người sử dụng công trình...

Hiện Thiếu các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể cho từng sản phẩm VLXD để có chứng nhận sản phẩm VLXD tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường; Việc xây dựng định mức, đơn giá, suất đầu tư để đưa các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường và sử dụng và các dự án đầu tư công còn hạn chế;

Quá trình nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm sử dụng rộng rãi các sản phẩm có tính năng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường chủ yếu mới chỉ đến từ sự nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm VLXD, chưa có những chương trình hành động lớn, cụ thể mang tính rộng rãi, toàn diện của Nhà nước để khuyến khích, thúc đẩy trong lĩnh vực này;

Vấn đề nhận thức của các chủ đầu tư, doanh nghiệp sản xuất, phân phối các sản phẩm VLXD, TKNL thân thiện với môi trường cũng còn hạn chế nên chưa đẩy mạnh được các khâu sản xuất, phân phối, sử dụng rộng rãi trong các công trình trong thời gian qua.

Qua đó, Thứ trưởng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận và đưa ra các giải pháp về các cơ chế chính sách cần thiết để thúc đẩy phát triển công trình xanh, sản phẩm xanh tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trương; nêu được thực trạng giải pháp để thiết kế, xây dựng những công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng có kiến trúc bền vững; định hướng các doanh nghiệp trong sản xuất và ứng dụng các VLXD xanh trong các công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

Ông Nguyễn Cảnh Hồng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Eurowindow chia sẻ tại Hội thảo.

Ông Nguyễn Cảnh Hồng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Eurowindow chia sẻ tại Hội thảo.

Ông Nguyễn Cảnh Hồng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Eurowindow chia sẻ: Với định hướng phát triển bền vững gắn với lợi ích của doanh nghiệp cũng như lợi ích chung của xã hội để góp phần bảo vệ môi trường, Công ty cổ phần Eurowindow đang tích cực đồng hành cùng các kiến trúc sư, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, thiết kế, nhà thầu đẩy mạnh công nghiệp ứng dụng các giải pháp vật liệu bền vững, an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường, có thể tái chế, tiết kiệm tài nguyên, góp phần tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, giảm phát thải nhà kính. Eurowindow từng bước ứng dụng công nghệ 4.0 vào công trình, cũng như xây dựng những quy trình sản xuất thông minh để tối ưu năng suất và tiết kiệm năng lượng, đó là những bước đi đúng đắn.  Eurowindow đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ, thực thi các chính sách và thực hiện các cam kết quốc tế về sử dụng năng lượng hiệu quả. Trên tinh thần doanh nghiệp hưởng ứng các chính sách của Chính phủ và thực hiện các mục tiêu đề ra tại Hội nghị COP 26.

Qua buổi Hội thảo, ông mong lãnh đạo Bộ Xây dựng cùng các chuyên gia, chủ đầu tư, nhà thiết kế, kiến trúc sư, các nhà thầu sẽ có những trao đổi, tìm hiểu về những giải pháp để có những lựa chọn phù hợp, đạt hiệu quả cao cho công trình để cùng với Chính phủ đạt được mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như cam kết tại Hội nghị COP 26.

ff

Ông Nguyễn Đình Thanh – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội.

Ông Nguyễn Đình Thanh – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho hay, yêu cầu của kiến trúc tương lai hướng tới phát triển bền vững, được đánh giá qua các thông số, chỉ số công trình trong thiết kế, xây dựng và vận hành, nhằm giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường. Thiết kế kiến trúc xanh đương đại là sự tích hợp của: công năng, thẩm mỹ, kết cấu, vật liệu, vật lý kiến trúc, việc giảm thiểu tác động môi trường, tính bản địa và công nghệ thông tin – điều khiển học. Hiện nay, nhà phát triển thường ngại đầu tư vào công trình xanh vì suy nghĩ chi phí xây dựng ban đầu lớn, thường cao hơn khoảng 2% so với công trình thông thường. Thực tế, nếu áp dụng các giải pháp xanh ngay từ khi bắt đầu giai đoạn thiết kế sẽ không làm tăng, thậm chí có thể giảm chi phí đầu tư. Giải pháp xanh có hiệu quả sẽ giúp hoàn vốn đầu tư trong khoảng 2-3 năm.

Trong Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp đã tích cực trao đổi về các chính sách, xu hướng, thực trạng giải pháp các công trình xanh, vật liệu xanh. Trên cơ sở đó đưa ra những phân tích, đánh giá chuyên sâu trong việc áp dụng những giải pháp về VLXD xanh, thân thiện với môi trường nhằm kiến tạo nên những công trình xanh, phát triển đô thị xanh, bền vững trong tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp vật liệu xây dựng cho công trình xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO