Sau hơn hai tháng Bộ Công an vào làm việc với CDC Bình Phước liên quan đến việc mua vật tư y tế phòng, chống dịch COVID-19, Ủy ban Kiểm tra tỉnh này đã ra quyết định kỷ luật giám đốc CDC.
>>Cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với Giám đốc CDC Bình Phước
Đây là động thái đầu tiên của Tỉnh ủy Bình Phước sau hơn 2 tháng Bộ Công an vào làm việc, điều tra liên quan đến vụ việc này.
Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước đã có quyết định thi hành kỷ luật Đảng ủy bộ phận CDC, (nhiệm kỳ 2020-2022) bằng hình thức khiển trách và ông Nguyễn Văn Sáu (Đảng ủy viên Đảng ủy Sở Y tế, Bí thư Đảng ủy bộ phận, Giám đốc CDC) bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Chuyện ông Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc CDC Bình Phước chiều ngày 31/12/2021 lên Sở Y tế báo cáo về việc ông đã nhận quà của Công ty Việt Á từ ngày đầu tháng. Quà mà ông Nguyễn Văn Sáu nhận là tiền hay vật phẩm chưa được công bố.
Tuy nhiên, theo như tỉ lệ “lót tay” của Việt Á cho Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến (20% giá trị hợp) đồng thì Việt Á có thể “lót tay” ông Nguyễn Văn Sáu hơn 8 tỉ đồng (mua cả 3 đợt), nếu chỉ là “quà” của hợp đồng đợt 1 cũng 1,4 tỉ đồng.
Còn việc ông Sáu báo cáo với lãnh đạo nhận quà và sẽ nộp cho cơ quan chức năng sau đợt nghỉ lễ có được xem như một hành động “tự giác” chấp hành Luật Phòng, chống tham nhũng hay không?
Theo Luật sư Lê Bá Thường (Đoàn Luật sư TP.HCM), việc Giám đốc CDC Bình Phước “xin” trả lại “quà” của Công ty Việt Á không thể được xem là tình tiết giảm nhẹ vì không phải là tự nguyện mà là bị phát giác.
Vẫn theo Luật sư Lê Bá Thường, việc CDC Bình Phước là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh không phải đại lý cũng không phải đại lý nhận làm cung ứng dịch vụ cho Công ty Việt Á nên “quà” mà Công ty Việt Á tặng cho CDC Bình Phước không được xem là hoa hồng bán hàng.
“Chỉ khi CDC Bình Phước mua các kit về không phải để sử dụng mà đem bán lại hay giới thiệu cho bên thứ ba mua thì phần “quà” Công ty Việt Á tặng sẽ được xem là khoản hoa hồng”, luật sư Thường nói.
Đồng thời, các “quà” tặng của Công ty Việt Á cho CDC Bình Phước cũng không được xem là thù lao môi giới. Bên cạnh đó, Giám đốc CDC Bình Phước nhận “quà” của Công ty Việt Á dù chưa biết là quà gì thì cũng đã vi phạm quy định không được nhận quà và cũng đã quá thời gian quy định trả lại quà trong thời hạn 5 ngày.
Như vậy, theo ý kiến luật sư, tình tiết xin trả lại “quà” của Giám đốc CDC Bình Phước không được xem là tình tết giảm nhẹ bởi 3 nguyên nhân.
>>Vụ Việt Á và Học viện Quân y: “Tột cùng” của sự dối trá
Thứ nhất, Việt Á trao quà cho ông Sáu là cách hối thúc để được thanh toán các hợp đồng đợt 2, đợt 3 vào dịp cuối năm.
Thứ hai, trong khi ông Giám đốc CDC nhận “quà” vào ngày đầu tháng mà đến ngày cuối cùng của tháng 12 mới “báo cáo” là trái với quy định.
Thứ ba, ông Sáu “báo cáo” sau khi vụ án động trời” Công ty Việt Á liên quan đến CDC 62 tỉnh, thành phố, Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố 19 bị can ở các tỉnh Hải Dương, Nghệ An, Bình Dương và 2 cơ quan Trung ương thì không phải là sự tự giác, thành khẩn.
Bình luận về vấn đề này, ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII cho rằng, những câu chuyện trên không lạ bởi theo ông, nó đã như một quy luật. Xưa nay, khi phạm tội, không mấy người nhận tội ngay, mà thường chối tội, quanh co, chỉ khi cơ quan điều tra chứng minh được họ có tội, lúc đó mới cúi đầu nhận tội.
Sở dĩ họ không bao giờ tự nhận mình vi phạm pháp luật mà tìm mọi cách để chống chế, để nhẹ tội đi, rồi từ nhẹ tội có thể thành không có tội. Tuy vậy, ông Lê Như Tiến vẫn tin tưởng rằng, cơ quan điều tra có đầy đủ nghiệp vụ để tìm được chứng cứ khẳng định hành vi phạm tội.
Theo ông Lê Như Tiến, trong câu chuyện của một số Giám đốc CDC vừa qua, chúng ta không khỏi đau lòng trước sự trung thực của cán bộ, đảng viên. Không tự giác, chủ động trước hành vi phạm tội của mình mà luôn viện đủ mọi lý do để thoái thác, thậm chí còn thề thốt dù bàn tay họ đều đã nhúng chàm.
Câu chuyện “thề thốt” của một số cán bộ trong những vụ vi phạm pháp luật nói trên khiến dư luận không khỏi hoài nghi về đạo đức, danh dự của một bộ phận cán bộ. Khi nhậm chức, tất cả họ đều hứa sẽ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vì nước vì dân mà phục vụ nhưng rồi tiền bạc khiến họ đánh mất mình, đi ngược lại với lời hứa của chính mình.
“Lợi nhuận và đồng tiền khiến con người ta dễ u mê, nên không còn biết đến tự trọng, liêm sỉ vì thế nên mới suy thoái. Thực tế cũng đã cho thấy, ngày càng nhiều các vụ việc cán bộ vì thiếu tự trọng mà đánh mất mình, vi phạm pháp luật, thậm chí vụ sau còn lớn hơn vụ trước. Vì thế Đảng chỉ đạo phải xây dựng cơ chế để cán bộ không thể, không dám và không cần tham nhũng là cực kỳ chính xác”, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
00:06, 11/03/2022
03:55, 10/03/2022
00:05, 10/03/2022
11:13, 09/03/2022
19:28, 04/03/2022
21:00, 03/03/2022
19:55, 03/03/2022
12:38, 19/02/2022
00:34, 29/01/2022
19:29, 28/01/2022
18:19, 21/01/2022
07:30, 21/01/2022