Giảm “gánh nặng” cho sàn thương mại điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Sau rất nhiều ý kiến trái chiều, Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 126/2020 do Bộ Tài chính chủ trì mới đây vẫn yêu cầu sàn thương mại điện tử (TMĐT) nộp thuế thay cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.

>>>Ngành thuế gặp khó khi thu thuế qua sàn thương mại điện tử

Để đảm bảo tính thực tiễn, Ban soạn thảo cần cân nhắc thêm các phương án vừa không tạo thêm “gánh nặng” cho sàn TMĐT vừa không gây thất thoát nguồn thu.

Bùi Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Thuế, Deloitte Việt Nam

Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Thuế, Deloitte Việt Nam.

Hoàn thiện cổng thương mại điện tử

Thị trường TMĐT tại Việt Nam đang tận dụng hiệu quả đà phát triển và tiếp tục song hành với xu hướng của các nước trong khu vực. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam là nền kinh tế có thị trường TMĐT lớn thứ ba Đông Nam Á và được dự báo sẽ đạt mức 39 tỷ USD vào năm 2025, theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Tại ASEAN, Việt Nam là một trong bốn nước đã đưa cổng thông tin TMĐT dành cho nhà cung cấp nước ngoài vào hoạt động. Đây là cơ sở quan trọng để nhà cung cấp nước ngoài tuân thủ nghĩa vụ kê khai và thuế tại Việt Nam. Theo Tổng cục Thuế, 6 nhà cung cấp nước ngoài nắm giữ 90% thị phần doanh thu dịch vụ TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam là Meta (Facebook), Google, Microsoft, Tiktok, Netflix, gần nhất là Apple hiện đã chủ động đăng ký, kê khai và nộp hàng chục triệu USD vào NSNN.

Thực tiễn quản lý thuế trong thời gian qua đã cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực khi áp dụng các quy định mới vào việc kinh doanh trên sàn TMĐT, kinh tế số, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần cơ quan chức năng nghiên cứu sâu hơn để có giải pháp nhanh chóng.

Trước đây, khách hàng ở Việt Nam (chủ yếu là tổ chức) có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay cho nhà cung cấp nước ngoài. Sự xuất hiện của cổng TMĐT làm nảy sinh đồng thời hai phương thức kê khai, nộp thuế song song của nhà cung cấp nước ngoài. Cụ thể, nhà cung cấp nước ngoài có thể tự kê khai, nộp thuế qua cổng TMĐT với giao dịch với khách hàng là cá nhân (B2C), trong khi đó vẫn sẽ được bên Việt Nam kê khai, nộp thay trong giao dịch với khách hàng là tổ chức (B2B), từ đó có khả năng xảy ra việc nộp thuế trùng nếu cả nhà cung cấp nước ngoài hay bên Việt Nam đều kê khai, nộp thuế.

>>>Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán – Liệu có tối ưu?

>>>Quảng Ninh: Sàn thương mại điện tử hỗ trợ giải pháp doanh nghiệp

Cung cấp công cụ để nhà cung cấp nước ngoài chủ động thực hiện kê khai, nộp thuế tại Việt Nam, cổng TMĐT được kỳ vọng sẽ áp dụng chung cho tất cả nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động kinh doanh và phát sinh thu nhập tại Việt Nam.

 Việc xác định được căn cứ tính thuế trên môi trường số là rất khó khăn. Nguồn: Tổng cục Thuế

Việc xác định được căn cứ tính thuế trên môi trường số là rất khó khăn. Nguồn: Tổng cục Thuế

Lấp đầy các lỗ hổng

Do đó, Bộ Tài chính cần nghiên cứu bổ sung các quy định chuyển đổi phù hợp để loại bỏ quy định về thuế nhà thầu nước ngoài (NTNN), dẫn đến thống nhất các quy định cho duy nhất đối tượng nhà cung cấp nước ngoài chung. Trong thời gian chuyển đổi, nên khuyến khích nhà cung cấp nước ngoài theo cả hình thức B2B và B2C đăng ký kê khai nộp thuế tập trung một mối, cho phép khách hàng là tổ chức trong Việt Nam không cần khấu trừ thuế NTNN nếu nhà cung cấp nước ngoài cung cấp được bằng chứng về việc đăng ký kê khai thuế qua cổng TMĐT.

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 126/2020 có quy định, sàn TMĐT kê khai nộp thuế thay cá nhân kinh doanh trên sàn. Đây có thể coi là phương án tối ưu về ý tưởng chính sách trong bối cảnh các sàn TMĐT là đầu mối kết nối các giao dịch, nắm được thông tin cụ thể của các giao dịch diễn ra trên sàn. Phương án này sẽ góp phần giảm thiểu lượng lớn thủ tục hành chính so với việc hàng trăm nghìn cá nhân kinh doanh tự khai, nộp thuế theo giao dịch đơn lẻ.

Tuy nhiên, Ban soạn thảo cần cân nhắc, nguyên tắc cơ bản của việc khấu trừ tại nguồn (để kê khai, nộp thuế thay) là bên khấu trừ phải kiểm soát được việc thanh toán. Bên cạnh đó, số lượng thanh toán bằng hình thức giao hàng thu tiền hộ (COD) lại được coi là phổ biến nhất hiện nay. Trong trường hợp này, sàn TMĐT chỉ là trung gian kết nối thông tin, không có chức năng trung gian thanh toán cũng như không có cơ sở tính toán, nộp thuế. Vì vậy, sàn TMĐT chỉ có thể kê khai, nộp thuế thay cá nhân kinh doanh khi có quy định bổ sung bắt buộc việc thanh toán từ khách hàng phải được thực hiện thông qua sàn TMĐT.

Các quy định pháp luật cũng cần được mở rộng đến việc đơn giản hóa thủ tục kê khai, khấu trừ và nộp thay nghĩa vụ của sàn TMĐT. Yêu cầu quản lý mới dự kiến sẽ tạo thêm cho sàn TMĐT nhiều gánh nặng cho hệ thống quản lý, hệ thống công nghệ thông tin, bộ máy nhân sự, hay chịu trách nhiệm giải quyết khi có các vấn đề phát sinh…

Một phương án cơ quan thuế có thể cân nhắc là việc áp dụng phương pháp thuế khoán đối với các cá nhân kinh doanh qua sàn TMĐT. Áp dụng phương pháp này sẽ làm đơn giản hóa quá trình kê khai, xác định nghĩa vụ thuế của cá nhân kinh doanh từ đó giảm thiểu được công việc của các sàn TMĐT và nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

Ngoài ra, quy định rõ vai trò, trách nhiệm của sàn TMĐT và cá nhân kinh doanh khi xảy ra sai sót là rất cấp thiết. Trong trường hợp sàn TMĐT thực hiện sai nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thay cá nhân kinh doanh, sàn TMĐT cần bị xử phạt nhằm đảm bảo tính trách nhiệm và công bằng cho các bên. Ngược lại, nếu sai sót xuất phát từ việc cá nhân kinh doanh đăng ký thuế sai quy định, kê khai thông tin sai… dẫn tới thất thoát số thu NSNN thì cần phải có cơ chế xử lý.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giảm “gánh nặng” cho sàn thương mại điện tử tại chuyên mục Bài báo in của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711719989 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711719989 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10