Nhà đầu tư "giáo dục" khó nhọc vì chính sách

Diendandoanhnghiep.vn Dư địa ngành giáo dục rất lớn, tuy nhiên doanh nghiệp dường như đang rất khó khăn khi đầu tư vào ngành này.

Theo thống kê, hiện có hơn 110.000 du học sinh Việt Nam tại 47 quốc gia trên thế giới, ước tính chi phí du học của họ vào khoảng 3 tỷ USD mỗi năm. Mỗi hộ gia đình Việt sẵn sàng chi tiêu đến 35% thu nhập dành cho giáo dục. Con số này cho thấy dư địa ngành giáo dục rất lớn, tuy nhiên doanh nghiệp dường như đang rất khó khăn khi đầu tư vào ngành này.

 Nhà đầu tư khó nhọc vì giấy phép

Theo Luật Đầu tư, giáo dục được khuyến khích đầu tư cao, các cam kết WTO và văn bản hướng dẫn khác cũng cho phép tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong lĩnh vực lên đến 100%. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 24 của Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục thì các cơ sở giáo dục nước ngoài có thể tiếp nhận học sinh Việt Nam nhưng số học sinh ở bậc tiểu học và trung học cơ sở không quá 10% tổng số học sinh của trường và ở bậc trung học phổ thông không quá 20%. Và vấn đề mà các doanh nghiệp nước ngoài gặp phải là tỷ lệ học sinh Việt được phép học trong trường quốc tế lại tính toán dựa trên số lượng học sinh nước ngoài đăng ký học.

Quy định này đồng nghĩa, trong 10 học sinh đăng ký học trong một cơ sở giáo dục quốc tế, thì chỉ có một học sinh Việt Nam được phép học. Nếu các cơ sở đầu tư nước ngoài không có đủ số lượng học sinh nước ngoài, học sinh Việt Nam cũng không được phép đăng ký học. Nói như bà Nguyễn Kim Dung - Đại diện Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thì quy định này đang hạn chế số lượng sinh viên Việt Nam có thể thụ hưởng môi trường học tập quốc tế.

Tại lần đề xuất cắt giảm này, Bộ giáo dục và Đào tạo đề xuất cắt giảm này 121/212 điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực mình quản lý.

Tại lần đề xuất cắt giảm này, Bộ giáo dục và Đào tạo đề xuất cắt giảm này 121/212 điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực mình quản lý.

Phàn nàn về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, nhiều nhà đầu tư khẳng định rằng họ đang gặp trở ngại về điều kiện kinh doanh chưa thực tế, thủ tục còn nhiều bước, gây tốn kém thời gian và công sức cho nhà đầu tư. Để được xây dựng trường học nhà đầu tư phải “xin” tới 3 loại giấy phép bao gồm: giấy phép đầu tư, thành lập và hoạt động. Trong đó, quan ngại nhất là việc xin giấy phép thành lập bởi phải trải qua quy trình xem xét và phê duyệt của nhiều phòng ban, cơ quan.

Nói lên những lo ngại của mình, ông Lê Trường Tùng - Đại học FPT Việt Nam khẳng định, vấn đề đặc biệt khiến nhà đầu tư lo ngại là trong hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập có ghi là hồ sơ dự kiến số lượng giáo viên và dự kiến số lượng nhân viên, song cơ quan thực thi và cơ quan ban hành luật có cách hiểu hoàn toàn khác nhau, yêu cầu nộp hồ sơ giáo viên bao gồm giấy phép lao động hợp pháp tại thời điểm cấp phép. Như thế có nghĩa là doanh nghiệp phải tuyển giáo viên, ký hợp đồng, trả lương và xin cấp giấy phép lao động cho giáo viên khi chưa hoạt động

“Thủ tục hành chính ngày càng nhiều, tôi còn nhớ, trước đây, khi trường Đại học FPT được thành lập chúng tôi chỉ mất 9 tháng là hoàn thiện đẩy đủ mọi thủ tục nhưng giờ đây, chúng tôi chỉ xin thành lập một trường phân hiệu thôi cũng phải chờ mất 3 năm trời”, ông Tùng trăn trở.

Theo quy định tại Điều 17, Nghị định 46 về hướng dẫn thực thi Luật giáo dục sửa đổi 2009 thì để thành lập được một trường tiểu học thì nhà đầu tư phải đảm bảo có đội ngũ giáo viên, có cán bộ quản lý, nhân viên đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục… Về điều khoản này, ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie thì cho rằng, quy định đang đẩy doanh nghiệp vào thế khó. “Năm 2014 tôi xin thành lập tiểu học, để được thành lập trường, tôi phải tuân theo quy định phải có mấy chục giáo viên tiểu học, có hồ sơ và hợp đồng lao động, tôi phải tạo giả để được thành lập trường”, ông Khang kể lại.

Chờ cắt giảm đến đến bao giờ?

Như đã nói, giáo dục Việt là lĩnh vực còn rất nhiều dư địa, Việt Nam cần phải tận dụng nó làm tiền đề tăng trưởng khi hội nhập. Để gỡ khó cho doanh nghiệp và để tận dụng tốt dư địa của ngành, trong lần đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh lần này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị cắt giảm, đơn giản hóa 110 điều kiện kinh doanh, chiếm 51,9% tổng số điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực mình quản lý. Tuy nhiên, đáng nói đây mới chỉ là đề xuất cắt giảm chứ chưa phải quyết định chính thức cắt giảm.

Bà Mai Thị Anh - Phó vụ Trưởng vụ Pháp chế, Bộ giáo dục và Đào tạo khẳng định, trong quá trình hoàn thiện đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh, bộ lắng nghe và tiếp tục tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp hiệp hội. “Sắp tới, Bộ Giáo dục-Đào tạo sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo tại bộ để lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức hiệp hội. Với những điều kiện kinh doanh mà doanh nghiệp phản ánh là gây khó cho doanh nghiệp chúng tôi sẽ tiếp tục cắt bỏ các điều kiện kinh doanh vô lý này”, bà Mai Thị Anh nói.

Dẫu vậy, khi nhìn nhận vấn đề này, nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra hoài nghi bởi không biết đến bao giờ các chính sách cắt giảm của Bộ đi vào thực thi? Liệu lần này, những khó khăn, nhọc nhằn của doanh nghiệp có được ghi nhận hay lại tiếp tục rơi vào quên lãng như những lần trước?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhà đầu tư "giáo dục" khó nhọc vì chính sách tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714132961 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714132961 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10