Giờ làm thêm cộng với lương luỹ tiến sẽ “đánh sập” doanh nghiệp

Thy Hằng 14/05/2019 15:30

TS Phạm Minh Huân khẳng định, bản chất của làm thêm giờ là bù đắp năng suất lao động chưa cân bằng, vừa tăng giờ làm thêm vừa tăng lũy tiến lương làm thêm sẽ “đánh sập” doanh nghiệp.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu vấn đề, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế phát triển sôi động như hiện nay thì ổn định quan hệ lao động tại doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

“Trong hệ thống pháp luật lao động của nước ta, sau Hiến pháp, Bộ Luật lao động giữ vị trí rất quan trọng, tác động đến toàn bộ hoạt động của xã hội. Chính vì vậy, việc thể chế hóa những mong muốn, đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp về dự thảo Luật lao động (sửa đổi) là việc làm hết sức cần thiết để đảm bảo các vấn đề về quan hệ lao động sẽ được xử lý một cách tích cực hơn, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay”, ông Phòng nhấn mạnh.

 hội thảo góp ý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) từ cộng đồng doanh nghiệp, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức, ngày 14/5.

Hội thảo góp ý dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) từ cộng đồng doanh nghiệp, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức, ngày 14/5.

Áp lực “đè nặng” doanh nghiệp

Theo đó, trao đổi với DĐDN, Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân nhấn mạnh, điều quan trọng nhất của việc sửa luật lần này là phải hài hòa giữa quyền và lợi ích của hai bên, bởi vì “nếu nghiêng về phía người lao động nhiều thì về mặt tình cảm là tốt nhưng sức khỏe của doanh nghiệp sẽ yếu dần”.

Cho rằng xu hướng chung của thế giới là phải giảm giờ làm nhưng trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, ông Huân cho rằng cần thiết phải tăng giờ làm thêm bởi năng suất lao động thấp, trong khi đó chi phí nguyên liệu tăng, chi phí lao động tăng, tất cả đang “đè nặng” lên doanh nghiệp.

Đại diện hầu hết hiệp hội dệt may, da giày, điện tử, thuỷ sản và các Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ, Nhật Bản tại Việt Nam đều bày tỏ nhiều lo lắng với các quy định dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi.

Bà Đào Thị Thu Huyền, Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam nhận định, nhiều "điểm nghẽn" lớn của doanh nghiệp vẫn chưa được giải quyết tại dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) lần này trước đây, ví dụ như vấn đề giờ làm thêm.

“Trước đây quy định, cứ doanh nghiệp gia công xuất khẩu được tăng giờ làm thêm 300 giờ, nhưng hiện nay cắt giảm, chỉ quy định cứng còn 200 giờ cho tất cả các ngành nghề. Một số ngành đặc biệt đc nâng 400 giờ nhưng doanh nghiệp vẫn hoang mang trong xác định ngành đặc biệt”, bà Huyền nói.

Bà Đào Thị Thu Huyền, Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam

Bà Đào Thị Thu Huyền, Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng Bộ Luật Lao động sửa đổi quá nghiêng về bảo vệ người lao động.

Có cùng quan điểm, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hoài Nam cũng cho rằng, thời gian làm thêm như quy định hiện hành chưa phù hợp, nhất là đối với các ngành sản xuất trực tiếp.

“Doanh nghiệp chúng tôi cần làm thêm giờ khi nguyên liệu do ngư dân đánh bắt được đem đến quá nhiều, doanh nghiệp không thể không nhận, mà nhận sản xuất thì sẽ vi phạm quy định về giờ làm việc và bị khách hàng đánh lỗi là làm không đúng quy định của Luật lao động”, ông Nam cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Sẽ trình bày dự án Bộ luật lao động (sửa đổi) tại phiên họp 34 UBTVQH

    Sẽ trình bày dự án Bộ luật lao động (sửa đổi) tại phiên họp 34 UBTVQH

    20:08, 04/05/2019

  • Dự thảo Luật lao động (sửa đổi): Mở rộng khung giờ làm thêm lên tối đa 400 giờ/năm

    Dự thảo Luật lao động (sửa đổi): Mở rộng khung giờ làm thêm lên tối đa 400 giờ/năm

    01:02, 02/05/2019

  • Dự thảo Luật Lao động sửa đổi: Trẻ em 15 tuổi có thể được làm thêm giờ!

    Dự thảo Luật Lao động sửa đổi: Trẻ em 15 tuổi có thể được làm thêm giờ!

    11:00, 01/05/2019

  • Nhiều điểm mới trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)

    Nhiều điểm mới trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)

    18:22, 30/04/2019

 Bỏ khung khống chế giờ làm thêm theo tháng

Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, giới hạn làm thêm giờ của Việt Nam đang khắt khe hơn nhiều quốc gia trên thế giới, nên mở rộng lên mức 450 giờ. Và những ngành nghề nghiên cứu phát triển, đề nghị Chính phủ sẽ quy định chi tiết cụ thể mức có thể hơn 400 giờ.

“Với những doanh nghiệp ngành IT, ngành nghiên cứu phát triển, chúng tôi đề nghị Chính phủ quy định chi tiết cụ thể mức trên 400 giờ làm thêm. Khái niệm “ngành đặc biệt” là bất công bằng với các doanh nghiệp, không thể nói doanh nghiệp nào đặc biệt hơn doanh nghiệp nào, doanh nghiệp nào cũng đều sản xuất kinh doanh và phải cạnh tranh trong thị trường”, Vị đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị.

Đồng thời, các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp cho rằng cần có cơ chế cho doanh nghiệp nới lỏng giờ làm thêm theo từng thời điểm phù hợp.

“Đề xuất tăng số giờ làm thêm lên mức 450 giờ, bỏ kiềng khống chế tháng chỉ để khống chế theo năm là tăng không quá 50%”, ông Nam nhấn mạnh.

Trước đó, chia sẻ quan điểm của Ban soạn thảo dự thảo Luật Lao động 2012 tại Hội thảo, ông Mai Đức Thiện - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, sau khi tham khảo kinh nghiệm của các nước và nhu cầu của người lao động, chủ doanh nghiệp, Bộ đề xuất mở rộng khung thoả thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt từ 300 giờ/năm (theo Bộ Luật hiện hành) lên 400 giờ/năm, nếu được người lao động đồng ý.

Đặc biệt, chủ doanh nghiệp trả lương đãi ngộ làm thêm giờ luỹ tiến, cao nhất tới 300% so với ngày thường và một số điều kiện bảo đảm sức khoẻ cho người lao động. Tuy nhiên các doanh nghiệp đánh giá mức tính luỹ tiến lương làm thêm sẽ là áp lực kép tới doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giờ làm thêm cộng với lương luỹ tiến sẽ “đánh sập” doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO