Giỗ Tổ Hùng Vương, giới trẻ và lòng biết ơn

QUANG NHẬT 10/04/2022 04:30

Làm sao cho ngày giỗ Tổ là chương trình nghệ thuật hấp dẫn đặc sắc với các tiết mục phù hợp, giúp giới trẻ có cơ hội thể hiện được mình.

Hiện nay giới trẻ từ thành thị đến nông thôn, vùng miền núi, hải đảo xa xôi… phần lớn sử dụng điện thoại thông minh, thiết bị điện tử để chụp ảnh, quay phim, chăm chút trang cá nhân, lướt tiktok… Hoạt động thể chất, vận động ít hẳn đi, đặc biệt, văn hóa truyền thống không có sự hấp dẫn để giới trẻ tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu. Nhịp sống ngắn, gấp, vội, căng thẳng, dễ cáu gắt, stress... cũng phat sinh từ sự ảnh hưởng này.

Tư tưởng không thông đeo bình tông cũng nặng. Không thể ép giới trẻ sống với tư tưởng của thế hệ trước, gây lên áp lực nặng nề với các em. Nhưng việc giáo dục về truyền thống văn hóa, từ đó hình thành tư tưởng tâm lý biết ơn là việc rất cần thiết, coi trọng.

vvv

Nếu không được giáo dục về cội nguồn, lớp trẻ sẽ coi ngày giỗ Tổ Hùng Vương chỉ là ngày nghỉ đơn thuần chứ không có ý niệm nào về lòng biết ơn, sự hướng về nguồn cội tiên tổ cha ông.

Các bậc làm cha mẹ luôn than phiền về sự vô tâm, lười biếng, ích kỷ của con cái mà quên đi rằng đó chính là hậu quả của cách giáo dục của mình. Yêu chiều con cái theo cảm tính, bằng sự ích kỷ đến áp đặt cho nên “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, trước khi trách cứ con trẻ hãy tự trách mình. Đơn giản như việc cho trẻ ăn uống chắc chả có nước nào một đứa trẻ ăn mà cả nhà phục vụ như ở Việt Nam. Ông bật tivi, bà di điện thoại, bố gõ xoong nồi, mẹ chạy theo đút từng thìa cơm. Nuốt được miếng cơm mà cả nhà reo lên vỗ tay ầm ĩ như dân Triều Tiên đón lãnh tụ, như dân đón “hoàng thượng giá lâm”, bữa cơm kéo dài đến cả hai tiếng đồng hồ, thức ăn nhão nát ra...

Tôi ở nước ngoài nhiều, ở cả dạng “homestay”, với nhiều gia đình giàu có ở Nhật Bản, thấy cách giáo dục của họ khác hẳn. Tất cả các cháu bé phải ăn theo khẩu phần, ăn theo thời gian khi đã đủ nhận thức. Việc mè nheo, quấy khóc không chính đáng hoàn toàn không có chuyện được dỗ dành, cưng nựng. Đi chơi, đi du lịch thì tự chuẩn bị hành lý, đồ dùng, đóng va li, chuyển đồ lên băng chuyền của sân bay, dù có bé tí cũng phải tự bê đồ đặt lên băng chuyền. Ông bố to cao lực lưỡng đến bên cạnh có trợ giúp cũng chỉ bằng cách đẩy va li vào giữa băng chuyền cho ngay ngắn. Ngay sau đó cậu bé phải khoanh tay cảm ơn bố.

Chính vì cách giáo dục ấy mà trẻ em Nhật rất tự lập, trách nhiệm và tuân thủ các quy định như một thói quen, kiên nhẫn, không chút phàn nàn, quan trọng nhất là hình thành ý thức tự giác về lòng biết ơn. Khi biết trân quý những gì người khác làm cho mình, biết nói lời cảm ơn, ý thức đó sẽ là “khuôn vàng, thước ngọc” điều chỉnh mọi hành vi. Không có những đòi hỏi vô lý, vì không có ai có nghĩa vụ phải phục vụ ai, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, không có ý nghĩa tôi là nhất, tôi là số 1 khi hòa mình vào xã hội.

Các lễ hội truyền thống ở Nhật được tổ chức thường xuyên, có sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và hiện đại. Trong chương trình lễ hội, ngoài phần lễ truyền thống thì nội dung phần hội rất đa dạng, có cả phần đua ca no tốc độ cao, thi nhảy hiện đại, cả nhảy pakour… Kết thúc lễ hội là màn bắn pháo hoa rực rỡ. Thế nên giới trẻ Nhật vẫn hào hứng tham gia, luôn mong ngóng đến dịp lễ hội để thỏa sức vui chơi, cũng như cơ hội để thể hiện mình trong các cuộc thi. Dịp này là lễ hội hoa Anh đào, cả nước nô nức đi ngắm hoa, chụp ảnh, check in tổ chức ăn uống, hát hò rất vui vẻ. Sự hấp dẫn lan tỏa sang cả người nước ngoài sinh sống tại Nhật trong đó có không ít người Việt.

ffff

Làm sao cho ngày giỗ Tổ là chương trình nghệ thuật hấp dẫn đặc sắc với các tiết mục phù hợp, giúp giới trẻ có cơ hội thể hiện được mình.

“Bé không vin, cả gãy cành”, không giáo dục về truyền thống, đạo đức cho lớp trẻ để văn hóa ngoại lại lấn át thì tương lai chúng ta sẽ cô đơn trong chính nhà mình khi phải đối diện với sự vô tâm, vô cảm đến bất hiếu của con cháu. Mất nhiều thứ có thể làm lại được, chứ mất đi bản sắc văn hóa thì sẽ là mất gốc, trụi rễ. Nếu không được giáo dục về cội nguồn, lớp trẻ sẽ coi ngày giỗ Tổ Hùng Vương chỉ là ngày nghỉ đơn thuần chứ không có ý niệm nào về lòng biết ơn, sự hướng về nguồn cội tiên tổ cha ông. Mấy ai trong chúng ta ngoài lên lịch đi nghỉ, đi chơi thì nói cho cháu con về lịch sử của ngày giỗ Tổ, nhắc nhở con cháu về tư tưởng “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc.

Người làm chương trình lễ hội có nghĩ rằng, ngoài phần lễ theo truyền thống thì phần hội cần có sự cải biên cho giới trẻ tham gia, hay là vẫn chỉ là giao lưu với đoàn văn hóa dân gian tỉnh bạn, là làm bánh chưng, bánh dầy khổng lồ… thứ mà giới trẻ đâu có muốn ăn.

Làm sao cho ngày giỗ Tổ là chương trình nghệ thuật hấp dẫn đặc sắc với các tiết mục phù hợp, giúp giới trẻ có cơ hội thể hiện được mình. Bỏ đi những hình ảnh xấu xí như chen lấn, xô đẩy, xả rác bừa bãi, đừng để Quốc Tổ, Quốc Mẫu thấy phiền lòng khi chứng kiến cảnh này trong ngày lễ trọng. Không chỉ ở Phú Thọ mà ở khắp nơi nên tổ chức các sự kiện, hoạt động hưởng ứng ngày Quốc lễ. Thông qua đó giáo dục giới trẻ về văn hóa truyền thống gửi gắm vào đó thông điệp dạy cho giới trẻ về lòng biết ơn. Việc này là của ai đây?

Có thể bạn quan tâm

  • Tinh thần ngày Giỗ Tổ giữa thời dịch COVID-19

    06:25, 21/04/2021

  • Hà Nội yên ả ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

    11:00, 02/04/2020

  • Ngày giỗ Tổ: Thắp sáng thêm tinh thần “nghĩa đồng bào”!

    15:00, 02/04/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giỗ Tổ Hùng Vương, giới trẻ và lòng biết ơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO