Giới khoa học vạch ra kịch bản về diễn biến tiếp theo của virus Corona mới

Diendandoanhnghiep.vn Sau khi WHO công bố tình trạng khẩn cấp của dịch virus Corona chủng mới, giới khoa học đã vạch ra các kịch bản về diễn biến tiếp theo của nó.

Từ khi xuất hiện những ca mắc đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào cuối tháng 12 vừa qua, các nhà khoa học và chuyên gia y tế đã chạy đua không ngừng nghỉ nhằm ngăn chặn sự lây lan cũng như tìm ra cách chữa trị hữu hiệu cho căn bệnh suy hô hấp quái ác gây ra bởi virus Corona chủng mới.

Hiện có hàng ngàn người mắc mới mỗi ngày. Tính đến 03/02/2020, trên thế giới có 17.389 ca mắc với 362 ca tử vong, tại Việt Nam có 8 người mắc và 3 ca chữa khỏi. Vào 30/01 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp, cho thấy mức độ nghiêm trọng của đại dịch và cần có những hành động kịp thời.

Mặc dù nguy hiểm là thế, tới nay chúng ta vẫn chưa biết gì nhiều về chủng virus mới này cũng như cách phòng chống hay điều trị triệt để, các chuyên gia chỉ có thể dựa vào tình hình hiện tại để dự đoán tương lai của dịch bệnh.

Kiểm tra thân nhiệt tại một sân bay ở Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Kiểm tra thân nhiệt tại một sân bay ở Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Bao nhiêu người sẽ bị lây nhiễm?

Chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh phong tỏa các thành phố lớn là các ổ dịch, nhưng những người mắc bệnh đã đi lại khắp nơi trên thế giới trước khi các quyết định này có hiệu lực. Chỉ tính riêng ngày 01/02, có hơn 9.000 ca mắc mới chủ yếu tại Trung Quốc.

Căn cứ vào tốc độ lây nhiễm này, giới khoa học ước tính virus sẽ xâm nhập vào cơ thể 39.000 người trong tổng số 30 triệu dân sống ở Vũ Hán và vùng lân cận. Nhà khoa học Ian Mackay nhận định: “Loại virus này lây lan quá nhanh và đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Trung Quốc hiện tại”.

Xịt phun thuốc khử trùng tại sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc. Ảnh: EPA.

Xịt phun thuốc khử trùng tại sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc. Ảnh: EPA.

“Các chuyên gia y tế ở Đại lục vẫn đang tìm ra các biện pháp kiểm soát và điều này có thể sẽ làm giảm bớt số ca mắc trong tương lai gần. Cách ly người dân cũng như đeo khẩu trang tại nơi công cộng có thể làm giảm tỷ lệ lây nhiễm nhưng không quá hiệu quả, chúng chỉ khiến bệnh lây lan chậm hơn”, nhà dịch tễ học Ben Cowling tại ĐH Hong Kong cho biết.

Theo một kịch bản xấu nhất được đặt ra, có khoảng 190.000 người ở Vũ Hán sẽ nhiễm bệnh. Nhưng bên cạnh tình hình đang diễn tiến xấu đi ở vùng tâm dịch, các nhà khoa học cũng lo ngại về sự lây lan của virus Corona bên ngoài Trung Quốc. Virus đã kịp lan đến Việt Nam, Nhật Bản, Đức và Mỹ nhưng chính quyền nơi đây đã kịp cách ly người bệnh.

Người dân mang khẩu trang đi trên đường phố Hong Kong. Ảnh: AP.

Người dân mang khẩu trang đi trên đường phố Hong Kong. Ảnh: AP.

Thế nhưng, thời gian ủ bệnh đến 14 ngày không có triệu chứng cụ thể cũng khiến mọi nguy cơ đều có khả năng. Chính vì điều này, sự lây lan ở bên ngoài Trung Quốc cũng khiến giới chuyên gia lưu tâm và quan ngại.

Virus Corona có trở thành dịch bệnh hằng năm?

Nếu một loại virus cứ xuất hiện rồi lây lan mãi tại một khu vực, nó sẽ không bị tiêu diệt hoàn toàn mà sẽ xuất hiện trở thành sau một thời gian nhất định, có thể là thường niên, và được gọi là virus đặc hữu. Chẳng hạn như các virus gây ra thủy đậu, cảm cúm,... sẽ quay trở lại vào mùa dịch của chúng cho tới khi con người tìm ra được vaccine phòng ngừa.

Nhân viên y tế đang kiểm tra hành khách tại nhà ga đường sắt Thượng Hải. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế đang kiểm tra hành khách tại nhà ga đường sắt Thượng Hải. Ảnh: Reuters.

Nếu nỗ lực giữ chân Corona thất bại, nó sẽ trở thành một virus đặc hữu như vậy và gây ra hàng trăm cái chết mỗi năm khi điều kiện thời tiết trở nên lý tưởng. Với thời gian ủ bệnh lâu lên đến 14 ngày, virus này có thể lây truyền từ người sang người khi người mắc chưa có dấu hiệu rõ rệt, khiến công tác kiểm soát dịch trở nên khó khăn.

Quay trở lại thời gian năm 2003 khi dịch SARS bùng nổ, mặc dù khoảng thời gian đầu gieo rắc nỗi kinh hoàng ở quy mô toàn cầu nhưng nhanh chóng căn bệnh đã được khống chế, người bệnh chỉ cần điều trị tại bệnh viện và rồi SARS được ngăn chặn. Nếu các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa có hiệu quả với Corona, dịch bệnh sẽ được hạn chế đến mức thấp nhất như SARS vào 17 năm trước.

Virus Corona có biến đổi không?

Ở thời điểm hiện tại, phần lớn người mắc Corona là người lớn tuổi hoặc trung niên, đặc biệt những người từng có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim. Tuy nhiên nhiều người lo ngại rằng, khi lây truyền trên diện rộng, virus này sẽ biến đổi và từ đó dễ dàng lây lan cho người trẻ cũng như người khỏe mạnh.

Nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Kristian Andersen tại phòng thí nghiệm Scripps Research, California, Mỹ, cho biết không lo ngại lắm về nguy cơ virus Corona sẽ biến đổi trở nên độc hơn hay khó trị hơn. “Virus nào cũng sẽ biến đổi trong suốt vòng đời của chúng, nhưng nó sẽ không trở nên cứng đầu hơn và trong thực tế chưa có ghi nhận nào như vậy trong quá khứ”, ông nói.

Ngoài ra, nếu virus lây nhiễm từ vật chủ này sang vật chủ khác như từ động vật sang người, chúng sẽ phải trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên, tức là phải đủ khỏe để thích ứng trong một cơ thể vật sống mới, nhưng cũng không đủ khỏe để biến đổi trở nên quái ác hơn.

“Phần lớn các đột biến đều sẽ gây hại cho chính virus chứ không phải chúng ta. Năm 2018, một nghiên cứu về SARS trên tế bào động vật linh trưởng đã cho thấy sự biến đổi làm giảm đi độc tính trong vi khuẩn gây ra đại dịch SARS năm 2003”, ông chia sẻ.

Sẽ có bao nhiêu người tử vong vì dịch bệnh này?

Rất khó để tính toán được tỷ lệ tử vong do một virus tạo ra dịch bệnh, con số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ở thời điểm hiện tại, với 426 ca tử vong trong tổng số 20.627 ca mắc, tỷ lệ người tử vong của dịch Corona chỉ là 2% - thấp hơn nhiều so với SARS với tỷ lệ lên đến 10%.

Hiện chưa có loại thuốc nào hiệu quả với virus. Hai loại thuốc HIV hướng đích với một protein, vốn hỗ trợ coronaviruses sao chép đang được thử nghiệm để điều trị. Các nhà khoa học cũng nhận diện được những thuốc đang hiện hành có  chức năng này, và nhiều nhóm nghiên cứu quốc tế đang cùng nhau phát triển vaccine.

Trẻ em đi cùng người lớn tại sân bay quốc tế Kualar Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP.

Trẻ em đi cùng người lớn tại sân bay quốc tế Kualar Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP.

Những gì có thể thực hiện được vào lúc này đó chính là truyền nước và khí thở để người bệnh có thể duy trì đủ chất lỏng và oxy trong cơ thể, để hệ miễn dịch chống chọi lại với virus. Tỷ lệ tử vong sẽ tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào hệ thống y tế của Trung Quốc. Nước này đã cho xây dựng và đi vào hoạt động 2 bệnh viện lớn để điều trị bệnh nhân mắc virus Corona.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, lo ngại dịch bệnh sẽ lây lan các nước có nền y tế và kinh tế kém phát triển mà chẳng hạn như tại Châu Phi. Nếu virus đặt chân đến mọi châu lục, tỷ lệ người chết vì Corona sẽ tăng vọt. Nhưng sau tất cả, virus Corona sẽ không lây cho người trẻ và người khỏe mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giới khoa học vạch ra kịch bản về diễn biến tiếp theo của virus Corona mới tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714126966 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714126966 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10