Giúp người dân phát triển sinh kế để giảm nghèo bền vững

Diễm Hương 14/12/2020 18:05

Hiện nay, công tác tuyên truyền, vận động, chương trình cả nước chung tay vì người nghèo, không ai bị bỏ lại phía sau tiếp tục phát huy vai hiệu quả giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Các trang trại lớn nhỏ dọc sông Đakrông ở xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông đều tan hoang sau mưa lũ

Các trang trại đều tan hoang sau mưa lũ

Đặc biệt, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên vừa qua thực sự là thiên tai chồng thiên tai, lũ chồng lũ, bão chồng bão nên chúng ta có bài học kinh nghiệm lớn ở chỗ này, làm sao giúp cho người dân có kiến thức trong việc phòng chống bão, lũ, thiên tai cũng như cứu hộ cứu nạn, đảm bảo hiệu quả nhất.

Thoát nghèo vừa ứng phó với biến đổi khí hậu như lũ lụt thiên tai

Với mục tiêu "kép" vừa thoát nghèo vừa ứng phó với biến đổi khí hậu như lũ lụt thiên tai, trước hết phải giúp cho người dân có sinh kế phát triển sản xuất, phát triển sản xuất ở đây không phải ồ ạt mà phát triển sản xuất phải đảm bảo bền vững.

Thực tế cũng cho thấy, chính quyền tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên luôn đồng hành, hỗ trợ cùng người nghèo, cận nghèo theo phương châm “trao cần câu chứ không trao con cá”. Rất nhiều chính sách được ban hành, triển khai hiệu quả như: Trợ vốn tự tạo việc làm, học nghề, giải quyết việc làm; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; chính sách về nhà ở chống lũ, học phí, viện phí..., từ đó đã tạo động lực để người dân phấn đấu vươn lên, có điều kiện để thoát nghèo.

Bên cạnh đó, lũ lụt biến đổi khí hậu vô cùng lớn, tình hình mưa lũ chưa từng thấy ở miền Trung sẽ trở thành bình thường mới trong tương lai và trong bối cảnh đó, việc tăng cường nhận thức và sự hiểu biết của chính quyền, doanh nghiệp, người dân, các tổ chức xã hội là chìa khóa then chốt trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

Để giảm thiểu thiệt hại về người và tải sản, cơ quan chức năng cũng như người dân cần thường xuyên theo dõi, liên tục cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo các loại thiên tai để có biện pháp phòng, chống thích hợp. Như có quy hoạch, thiết kế công trình phù hợp; có biện pháp chỉ đạo phòng, tránh kịp thời và hiệu quả. Các lựa chọn gồm xây tường chắn, tìm khu tái định cư cho người dân hoặc tìm sinh kế mới cho họ, quy hoạch lại khu vực nông thôn và thành thị.

Đồng thời, thời nâng cao công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công đồng về phòng, tránh thiên tai để người dân chủ động phòng, tránh thiên tai. Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến các đặc điểm của mưa và bão, do đó những kinh nghiệm trước đây có thể không còn hữu ích trong những thập kỷ tới, cần có phản ứng sáng tạo để các nước khác có thể coi như bài học kinh nghiệm, nếu không sẽ phải hứng chịu các thảm họa lũ lụt liên tiếp trong tương lại.

Những chính sách giảm nghèo rất toàn diện

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước luôn xác định giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển được thể hiện đậm nét trong các văn kiện của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, các Chiến lược, Kế hoạch, Đề án, Chương trình của Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 ở Trung ương và địa phương để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết; Chính phủ cũng tập trung chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; nâng cao chất lượng giáo dục, tỉ lệ trẻ em đến trường; bảo đảm mọi người trong hộ nghèo đều có cơ hội tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh thông qua bảo hiểm y tế; kết hợp giữa giảm nghèo bền vững với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; lồng ghép các nguồn vốn tập trung đầu tư cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…Một số địa phương có tỉ lệ giảm hộ nghèo hết sức ấn tượng trong giai đoạn 2015-2019 như: Huyện Như Xuân (Thanh Hóa), huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi), Huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam giảm 33,52%)...

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, có thể thấy kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo còn cao, nhất là đợt lũ lụt lịch sử vừa qua tại miền Trung và Tây Nguyên ảnh hưởng tới cuộc sống và sản xuất của nhiều hộ dân. Và làm nảy sinh nhiều thách thức đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, Chính phủ tích cực đưa ra những chính sách hỗ trợ người dân giảm nghèo toàn diện, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, phát huy tính chủ động của người nghèo vươn lên thoát nghèo được chuyển biến bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giúp người dân phát triển sinh kế để giảm nghèo bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO