GM Việt Nam bị nghi ngờ... “khai thấp giá”

Bá Minh 12/04/2018 16:49

Việc Tổng cục Hải quan vừa bác bỏ trị giá khai báo giá nhập khẩu ô tô của Cty TNHH General Motors Việt Nam với hai loại xe Chevrolet Corolado và Trax được nhập khẩu đầu năm 2017 khiến dư luận nhớ lại câu chuyện của Euro Auto.

Theo Tổng cục Hải quan, cơ quan Hải quan đã bác bỏ trị giá khai báo các lô hàng xe ô tô nhập khẩu của Cty TNHH General Motors Việt Nam (Cty GM Việt Nam) với nhiều cơ sở được quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.

br class=

Công ty Cổ phần ô tô Âu Châu (Euro Auto) đã từng bị Tổng cục Hải quan đề nghị khởi tố vì các sai phạm liên quan đến gian lận giá tính thuế nhập khẩu xe ô tô.

Nghi vấn quan hệ "đặc biệt"

Tổng cục Hải quan cho rằng, Cty GM Việt Nam và đối tác có quan hệ "đặc biệt" và đã không chứng minh được mối quan hệ "đặc biệt" này không ảnh hưởng tới trị giá giao dịch theo quy định tại khoản 2, Điều 7, Thông tư 39/2015 của Bộ Tài chính.

Còn nhớ cách đây khoảng 2 năm, Cty CP Euro Châu Âu (Euro Auto) là doanh nghiệp chuyên nhập khẩu ô tô đã bị khởi tố về tội trốn thuế... Cùng với Euro Auto, năm 2016, cơ quan hải quan đã ban hành nhiều quyết định truy thu hàng nghìn tỷ đồng thuế nhập khẩu ô tô. Đơn cử như quyết định ấn định, truy thu 719 tỷ đồng tiền thuế với Cty Tân Thành Đô - nhà phân phối xe Jaguar Land Rover; Quyết định ấn định thuế truy thu 49,854 tỷ đồng đối với Cty CP Ô tô Regal (Cty Regal) - đơn vị phân phối chính hãng thương hiệu xe Rolls-Royce; Quyết định truy thu hơn 100 tỷ đồng tiền thuế đối với Cty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam...

Theo cơ quan Hải quan, các sai phạm được xác định là mối quan hệ “đặc biệt” giữa nhà nhập khẩu với nhà xuất khẩu ảnh hưởng đến trị giá giao dịch, giá khai báo thấp hơn so sánh của Hải quan, hoặc doanh nghiệp không thực hiện khai báo chiết khấu, giảm giá.

  Hải quan Việt Nam đã từng khởi tố và ban hành nhiều quyết định truy thu hàng nghìn tỷ đồng thuế nhập khẩu ô tô vì hành động thông đồng khai giảm giá trị  xe ô tô của doanh nghiệp. 

Để ngăn chặn hành vi trốn thuế, ngay từ đầu năm 2018, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố nghiêm túc thực hiện kiểm tra, xác định dấu hiệu nghi vấn, tham vấn, kiểm tra sau thông quan và xác định trị giá hải quan; yêu cầu các đơn vị lưu ý kiểm tra đầy đủ các tiêu chí về tên hàng, nhãn hiệu, kiểu xe, dung tích xi lanh, số chỗ ngồi, năm sản xuất của xe ô tô nhập khẩu; thực hiện tham vấn, kiểm tra sau thông quan đối với các lô hàng có dấu hiệu nghi vấn về trị giá; thực hiện theo hướng dẫn về thu thập các nguồn tin, phương pháp quy đổi và kiểm chứng thông tin…

Mức giá thấp khó hiểu

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan, giá khai báo của phiên bản xe 2017, sản xuất năm 2017 mà Cty GM Việt Nam nhập về Việt Nam lại được khai báo thấp hơn phiên bản 2016, sản xuất năm 2015 và 2016 được nhập khẩu trước đó.

Bên cạnh đó, theo Tổng cục Hải quan, nguyên tắc hình thành giá của Cty GM Việt Nam không thỏa mãn điều kiện thứ 2 trong 4 điều kiện được áp dụng trị giá giao dịch theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 39/2015. Cụ thể, việc hình thành giá nhập khẩu hàng hóa được Cty GM Việt Nam tính toán theo giá bán ra dự kiến tại thị trường nội địa, trừ đi các chi phí phân phối và lợi nhuận hoạt động mục tiêu tại Việt Nam để đề xuất giá mua với bên bán…

Do đó, Tổng cục Hải quan đã bác bỏ trị giá khai báo của Cty GM Việt Nam theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế, Nghị định 83/2013 và Thông tư 39/2015.

Tuy nhiên, Cty GM Việt Nam cho rằng, việc xác định lại trị giá hải quan, ấn định thuế là quy trình làm việc thông thường, căn cứ vào quy định chung của cơ quan Hải quan Việt Nam với tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu, trong đó có GM Việt Nam. Doanh nghiệp này khẳng định, họ vẫn đang tích cực hợp tác với cơ quan Hải quan để làm rõ các vấn đề liên quan.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
GM Việt Nam bị nghi ngờ... “khai thấp giá”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO