Gỡ khó tiêu thụ lúa gạo cho Đồng bằng sông Cửu Long

Diendandoanhnghiep.vn Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch lúa vụ hè thu, nhưng giá lúa giảm sâu do thương lái giảm hoặc ngừng thu mua. Vì vậy, kiến nghị Chính phủ tăng thu mua dự trữ lúa gạo.

Chia sẻ tại cuộc họp trực tuyến của Bộ NN&PTNT về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, hiện, một số tỉnh trọng điểm sản xuất lúa hè thu như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp đã qua đỉnh thu hoạch lúa hè thu, dự kiến sản lượng lúa hè thu của 3 tỉnh còn khoảng 1,5 triệu tấn.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, so với vụ trước, hiện giá lúa giảm 500 đồng/kg. Sản xuất lúa năm nay, hầu hết giá các khâu chi phí đầu vào đều tăng, nhất là vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, so với vụ trước, hiện giá lúa giảm 500 đồng/kg. Sản xuất lúa năm nay, hầu hết giá các khâu chi phí đầu vào đều tăng, nhất là vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu.

Ông Trần Anh Thư cho rằng, thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng, giá lúa gạo giảm là do đứt gãy chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, nguyên nhân đó cũng chỉ là một phần, bởi theo thông lệ hàng năm, vào thời điểm chính vụ, giá lúa hè thu thường giảm, so với các vụ trước giá lúa hè thu cũng thấp hơn.  

"Do tác động của chi phí logistics tăng cao, giá lúa thế giới cũng đang giảm, trong khi đó, tổ thu hoạch lúa ở nhiều địa phương gặp khó khăn khi phải qua chốt kiểm soát", ông Trần Anh Thư nêu một thực tế.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, giá lúa gạo đang thấp hơn so với cùng kỳ khoảng 500 - 600 đồng/kg. 

Đáng nói, giá lúa gạo tại ĐBSCL trong tuần từ 2/8 đến ngày 6/8 ổn định vào đầu tuần, giữa tuần giá lúa giảm từ 50 – 300 đồng kg sau đó cuối tuần tăng nhẹ.

Cụ thể, giá lúa IR50404 dao động trong khoảng 4.400 đồng/kg, giảm so với cùng kỳ năm trước từ 900 – 1.300 đồng/kg. Giá lúa OM9577 và OM9582 trong khoảng 5.600 - 5.800 đồng/kg, thấp hơn cùng kỳ năm trước 1.000 đồng/kg.

Giống OM6976, giá bán đầu tuần 5.100 - 5.200 đồng/kg, ổn định đến cuối tuần ; thấp hơn cùng kỳ năm trước 500 - 600 đ/kg. Giá lúa nếp tươi Long An ổn định từ đầu tuần đến cuối tuần với mức 4.400 -4.750 đồng/kg, thấp hơn cùng kỳ năm trước 550 - 800 đồng/kg. Tại các tỉnh khác trong vùng, giá lúa cũng giảm mạnh.

Theo ước tính của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tuần qua, giá lúa thường tại ruộng giảm bình quân 133 đồng, hiện chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg; giá lúa thường tại kho tăng nhẹ 40 đồng, do di chuyển thu mua giữa các địa phương khó khăn nên nhiều doanh nghiệp đã ngưng mua lúa.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho rằng, nông dân - thương lái - doanh nghiệp là chuỗi mắt xích không thể tách rời trong chuỗi cung ứng lúa gạo. Trừ những diện tích lúa có ký hợp đồng với doanh nghiệp thì sẽ được bao tiêu, còn lại đa phần nông dân phụ thuộc vào thương lái.

"Do vậy, cần đẩy mạnh thu mua tạm trữ lúa của vụ hè thu, bởi nếu không khắc phục kịp sẽ ảnh hưởng đến sản lượng lúa vụ thu đông", ông Bình nói.

tại cuộc họp trực tuyến của Bộ NN&PTNT về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ngày 7/8 nhiều ý kiến đề xuất Chính phủ tăng mua dự trữ.

Tại cuộc họp trực tuyến của Bộ NN&PTNT về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở các tỉnh ĐBSCL ngày 7/8, nhiều ý kiến đề xuất Chính phủ tăng mua dự trữ.

Cùng quan điểm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cũng kiến nghị Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương có kiến nghị với Chính phủ yêu cầu Tổng cục Dự trữ quốc gia thu mua 100.000 tấn gạo theo chương trình dự trữ quốc gia thì sẽ kích cầu được thị trường lúa gạo.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng đồng tình nên ưu tiên thu mua lúa gạo theo chương trình dự trữ quốc gia.

Trước đó, Bộ NN&PTNT cũng đưa ra đề xuất này. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, thực tế đã có tình trạng giá lúa xuống thấp, nông dân lưỡng lự xuống giống sản xuất vụ lúa thu đông. Nếu không có chương trình thu mua, kích cầu thị trường lúa hè thu để nông dân tái sản xuất thì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng lúa cả năm trong mục tiêu Bộ NN&PTNT.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, sản lượng lúa hè thu hiện rất lớn, nếu không có chương trình thu mua kích cầu kịp thời thì sẽ có nhiều đối tượng trục lợi, nông dân sẽ thiệt thòi.

“Nếu Chính phủ có chương trình thu mua dự trữ quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực thì khi đó, thị trường được kích cầu, giá lúa sẽ tăng và nông dân có động lực đầu tư sản xuất cho vụ thu đông”, ông Nam nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gỡ khó tiêu thụ lúa gạo cho Đồng bằng sông Cửu Long tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711670579 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711670579 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10