Gỡ những nút thắt của nền kinh tế

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam 18/01/2023 09:49

Đầu tư công, mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045 và vấn đề phát thải khí nhà kính là những vấn đề quan trọng đối với Việt Nam.

Đầu tư công là một động lực quan trọng

Đầu tư công là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng giải ngân vốn đầu tư công và vốn ODA trong thời gian qua còn thấp.

giải ngân vốn đầu tư công và vốn ODA trong thời gian qua còn thấp.

Giải ngân vốn đầu tư công và vốn ODA trong thời gian qua còn thấp

Trên thực tế, một số yếu kém về thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua đã hạn chế hiệu quả của chính sách tài khóa của Chính phủ và tác động của chính sách này đối với tăng trưởng kinh tế.

>>> Những “trụ cột” tăng trưởng năm 2023

Chi tiêu công gặp nhiều khó khăn do những thách thức trong quá trình triển khai, bao gồm các vấn đề như thu hồi đất và tái định cư. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với các dự án sử dụng vốn ODA mà việc thu hồi đất và tái định cư được thực hiện bằng nguồn vốn đối ứng thường bị dự toán thấp trong quá trình chuẩn bị dự án, dẫn đến không đủ vốn ở giai đoạn thực hiện.

Một vấn đề khác làm chậm tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công là khâu chuẩn bị dự án còn yếu kém. Để tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư công, các cơ quan chức năng có thể nâng cao chất lượng chuẩn bị dự án bằng cách thúc đẩy ước tính chính xác hơn về chi phí và lợi ích, bao gồm cả chi phí giải quyết đất đai. Nếu dự án được đánh giá là không khả thi sau khi phân tích chi tiết, các cơ quan chức năng có thể xem xét đơn giản hóa thủ tục hành chính để cho phép điều chỉnh kịp thời đề xuất dự án.

Mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045

Với việc Việt Nam mong muốn trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Hiện đại hóa các thể chế hiện là một ưu tiên chính trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội được Đại hội Đảng thông qua vào tháng 2 năm 2021.

>>> Hoá giải "ba lực cản" của tăng trưởng kinh tế

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần trong 3 thập kỷ qua, trong khi các thể chế của Việt Nam không thích ứng kịp với tốc độ tương tự. Một loạt cải cách thể chế có thể giúp đất nước tránh bẫy thu nhập trung bình bằng cách nâng cao năng lực ứng phó với những thách thức mới và phức tạp trên toàn cầu cũng như trong nước.

Theo báo cáo đánh giá quốc gia gần đây của Nhóm Ngân hàng Thế giới với tiêu đề “Để Việt Nam tươi sắc đào xuân”, cần thực hiện 5 cải cách thể chế để Việt Nam cải thiện hiệu quả.

Thứ nhất, cần tạo nền tảng thể chế vững chắc cho từng ưu tiên phát triển nhằm biến những ưu tiên phát triển đó thành hành động cụ thể; thứ hai, đơn giản hóa thủ tục hành chính để nâng cao hiệu lực của chính quyền các cấp; thứ ba, sử dụng các công cụ dựa trên thị trường để tạo động lực cho các bên liên quan thuộc khu vực công và khu vực tư; thứ tư, thực thi hiệu quả các quy tắc và quy định để tăng cường động lực, niềm tin và sự công bằng; và thứ năm, áp dụng các quy trình có sự tham gia để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn.

Khi áp dụng những cải cách thể chế này một cách có hệ thống hơn, Việt Nam sẽ củng cố tầm nhìn phát triển kinh tế, tăng cường năng lực thực hiện các chiến lược quốc gia và nâng cao năng lực tạo ra kết quả trong một số lĩnh vực then chốt giúp đất nước đạt được các mục tiêu phát triển, chẳng hạn như tăng trưởng xanh, chuyển đổi kỹ thuật số, tài chính bao trùm, an sinh xã hội và nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Mục tiêu thoát khỏi tình trạng thu nhập trung bình

Ngân hàng Thế giới đã thực hiện báo cáo quốc gia về “khí hậu và phát triển” cho Việt Nam, trong đó tìm hiểu các chính sách và đầu tư cần thiết để duy trì tăng trưởng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Báo cáo này đề xuất hai lộ trình đan xen để quản lý tăng trưởng trước thách thức của biến đổi khí hậu. Lộ trình thứ nhất tập trung vào nâng cao khả năng chống chịu trước những thiệt hại mà biến đổi khí hậu đang gây ra cho nền kinh tế và lộ trình thứ hai là giải quyết thách thức của quá trình khử cacbon.

Chương trình thích ứng và phục hồi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, yêu cầu đầu tư bổ sung với số tiền khoảng 5% GDP mỗi năm từ nay đến năm 2040. Khí hậu thay đổi sẽ đòi hỏi nhiều thay đổi trong cách tiếp cận đến cơ sở hạ tầng, với các công nghệ mới đóng vai trò quan trọng để đảm bảo cơ sở hạ tầng kết nối và năng lượng có thể chịu được các kiểu thời tiết mới mà không bị hư hại.

Cũng cần xem xét nghiêm túc cách thay đổi sinh kế ở những vùng dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng, lũ lụt hoặc hạn hán. Sông Mekong có lẽ là ví dụ rõ ràng nhất về điều này, với một nửa diện tích trong vùng có khả năng bị nhấn chìm vào năm 2050 do mực nước biển dâng. Mặc dù nhu cầu đầu tư rất lớn nhưng chi phí của việc không hành động có thể còn cao hơn. Vì vậy điều quan trọng là phải thúc đẩy chương trình này càng sớm càng tốt.

Lộ trình thứ hai mà chúng tôi tìm hiểu trong báo cáo Biến đổi khí hậu của mình là nhu cầu khử cacbon cho nền kinh tế. Việt Nam không phải là quốc gia đóng góp nhiều vào khí nhà kính trên toàn cầu, hiện chỉ đóng góp 0,8% lượng phát thải của thế giới. Nhưng trong 2 thập kỷ qua, quốc gia này đã nổi lên như một trong những quốc gia phát thải khí nhà kính bình quân đầu người tăng nhanh nhất thế giới. Trong giai đoạn 2000-2015, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) đã tăng gần gấp 4 lần.

Sự gia tăng nhanh chóng về phát thải khí nhà kính này có ý nghĩa đối với thế giới và cũng rất quan trọng đối với Việt Nam.

Đầu tiên, khí thải đang gây ra mức ô nhiễm không khí độc hại, đặc biệt là ở Hà Nội, điều này đang ảnh hưởng đến sức khỏe và từ đó tác động đến năng suất lao động.

Thứ hai, lượng khí thải carbon này cũng đặt ra mối đe dọa đối với khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường toàn cầu đối với cả sản phẩm chế tạo và nông sản. Cường độ carbon trong hàng xuất khẩu của Việt Nam nằm trong tốp mức cao nhất của khu vực và vượt xa các đối thủ cạnh tranh gần nhất. Khi các nhà nhập khẩu xem xét áp dụng thuế biên giới carbon, cường độ carbon này có thể thay đổi cơ cấu chi phí xuất khẩu của Việt Nam.

Để khử cacbon, cần có những hành động quyết đoán trong lĩnh vực năng lượng, giao thông và nông nghiệp, và báo cáo của Ngân hàng Thế giới ước tính rằng các hành động này sẽ tốn khoảng 160 tỷ USD từ nay đến năm 2040. Nhìn chung, báo cáo ước tính chi phí giải quyết thách thức thích ứng trong khi khử cacbon cho nền kinh tế và vẫn tăng trưởng với tốc độ đủ cao để đạt được trạng thái thu nhập cao vào năm 2045 ở mức 6,8% GDP - một con số đáng kinh ngạc. Nhu cầu vốn to lớn này nhấn mạnh rằng, ngoài ngân sách nhà nước, điều quan trọng là phải khuyến khích đầu tư tư nhân, cả vào công nghệ mới và cơ sở hạ tầng thích ứng hơn. Các nguồn tài chính quốc tế cũng có thể đóng một vai trò quan trọng.

>>> Thuận lợi để phát triển kinh tế từ “đà” tăng trưởng 2022

Ngân hàng Thế giới cam kết cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính khi Việt Nam tiếp tục đối mặt với thách thức gấp ba lần về đảm bảo tăng trưởng nhanh và bao trùm, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính có hại.

Có thể bạn quan tâm

  • 4 yếu tố chính thúc đẩy kinh tế Việt Nam năm 2022

    07:06, 18/01/2023

  • Hoá giải "ba lực cản" của tăng trưởng kinh tế

    04:16, 18/01/2023

  • Nền kinh tế suy thoái khiến các startup “dạy sóng” sa thải nhân sự

    01:42, 16/01/2023

  • Logistics xanh - động lực phát triển ngành “xương sống” của nền kinh tế

    12:06, 16/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gỡ những nút thắt của nền kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO