Như nhiều dự báo trước đó, việc các ngân hàng triển khai theo Thông tư 06/2023/TT-NHNN để cho vay trả nợ trước hạn cho ngân hàng khác đang gặp nhiều rào cản.
>>>Hai lĩnh vực được dự báo tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất
Ngay sau khi Thông tư 06/2023/TT-NHNN được ban hành, hàng loạt ngân hàng đã công bố chương trình cho vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác, nhưng thực tế thực hiện không dễ.
Khi Thông tư 06/2023/TT-NHNN được ban hành, nhiều Luật sư cho rằng chủ trương là tích cực, nhưng triển khai sẽ gặp nhiều rủi ro. Trong trường hợp ngân hàng cho vay đảo nợ (NH A) chấp nhận cấp khoản vay trên tài sản thế chấp đã đăng bộ thế chấp ở NH khác (NH B) nhưng lại chưa giải chấp, thì khi đã giải ngân, có thể gặp rủi ro ở quá trình nhận lại tài sản hoặc rủi ro thu hồi khoản tiền đã cho vay.
Trước đó, các luật sư cho rằng để giải quyết rủi ro ở tình huống này, ngân hàng sẽ chọn giải pháp sẵn sàng cho vay trả nợ tại ngân hàng khác dưa trên tài sản thế chấp mới, không liên quan đến tài sản đã thế chấp ở ngân hàng khác.
>>>Phó Thống đốc NHNN: Lãi suất cho vay đã về mức thấp ở mọi kỳ hạn
Ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chuyên gia tài chính, cho biết hiện các hoạt động giao dịch bất động sản cũng gặp những tình huống rủi ro cho cả bên bán - mua lẫn bên cho vay, như khi ra văn phòng công chứng ký giao dịch mua bán, nhưng khi đăng bộ sẽ bị gác lại hồ sơ vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Do đó, các ngân hàng thường phong tỏa khoản vay được giải ngân sau ký hợp đồng 3 bên và chỉ giải ngân khi hoàn tất đăng bộ. Trong trường hợp không đăng bộ được, ngân hàng sẽ thu hồi khoản vay, xóa nợ và bên vay sẽ chịu chi phí phát sinh, lãi phạt trả nợ trước hạn.
“Với thực tế như vậy, các ngân hàng sẽ chỉ “nắm đằng chuôi”, cho vay khi đã nắm đăng bộ hoàn tất. Vì vậy, hoạt động cho vay từ ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác trên cùng 1 tài sản thế chấp chắc chắn sẽ vướng và khó giải ngân”, ông Hoàn nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm